Ông Fisher đưa ra giả thuyết những người trong nhóm "tranh luận để học hỏi" sẽ ít có khả năng tin rằng cuộc tranh luận chỉ có một câu trả lời duy nhất. Nghiên cứu đã xác nhận giả thuyết đó của ông là đúng.
Cụ thể, những người "tranh luận để thắng" khăng khăng chọn một hướng đi duy nhất và chỉ thấy một câu trả lời đúng, trong khi những người "tranh luận để học hỏi" có nhiều khả năng chấp nhận những ý kiến khác với quan điểm của họ.
GS Fisher nói rằng một trong những bài học quan trọng ông rút ra được từ nghiên cứu là việc tiếp cận các vấn đề cấp bách từ tâm lý "tranh luận để học hỏi" có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ. Nó cũng có thể giúp thay đổi quan điểm của người khác.
"Trước khi đào sâu vào vấn đề, bạn hãy nhớ rằng việc tiếp cận thảo luận với tâm lý cởi mở và sẵn sàng học hỏi sẽ giúp người tranh luận với bạn thấy được quan điểm của bạn, thậm chí thấy được quan điểm của bạn là đúng. Lợi ích của việc này còn vượt xa tưởng tượng vì có thể bạn sẽ nhận được những câu trả lời đúng thường xuyên hơn.
Ngoài việc hiểu được lợi ích của "tranh luận để học giỏi", GS Fisher lưu ý việc nắm bắt xu hướng tranh luận của chính mình cũng rất quan trọng.
Nhà tranh luận vô địch thế giới Bo Seo cũng đưa ra quan điểm tương tự. Theo ông, khi tranh luận, bạn nên nghĩ về cuộc tranh luận như một cơ hội để làm rõ quan điểm của bản thân thay vì cho đó là cơ hội để đánh bại người khác.
Do đó, khi tham gia một cuộc tranh luận, ông Bo Seo khuyên bạn cần xác định 4 câu hỏi sau:
Mọi người thường tập trung vào những gì họ sẽ nói hơn là những gì họ học được từ một cuộc tranh luận. Vì vậy, những điều cơ bản về tranh luận do ông Bo Seo đưa ra có thể giúp bạn thoát khỏi những chi tiết cụ thể của cuộc tranh luận, đồng thời giúp bạn lắng nghe "đối tác" của mình nhiều hơn.