(GDTĐ) - Cải bó xôi bên cạnh là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, cải bó xôi được các y sĩ Y học cổ truyền khuyên dùng bởi có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe.
Có lợi cho tim mạch: Theo phân tích, 1 chén cải bó xôi luộc có thể cung cấp 29.4% Vitamin C cơ thể cần hàng ngày. Loại vitamin này có thể hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến tim mạch. tiểu đường, xơ vữa động mạch luôn cần những dưỡng chất như vitamin C để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Ăn nhiều bó xôi có thể giảm nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Có lợi cho tim mạch: Theo phân tích, 1 chén cải bó xôi luộc có thể cung cấp 29.4% Vitamin C cơ thể cần hàng ngày. Loại vitamin này có thể hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến tim mạch. tiểu đường, xơ vữa động mạch luôn cần những dưỡng chất như vitamin C để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Ăn nhiều bó xôi có thể giảm nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Hỗ trợ nhuận trường, ngăn chặn bệnh trĩ: Lượng lớn chất xơ có trong rau có tác dụng tăng cường nhu động của đường ruột, trợ giúp tiêu hóa, đẩy lùi chứng táo bón, trĩ, viêm tuyến tụy mạn tính…
Chống ung thư tiền liệt tuyến: Không chỉ có các vitamin C, E mà cả hoạt chất carotenoid cũng đóng vai trò như chất chống oxy hóa mạnh, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Các nhà khoa học đã tìm ra carotenoid trong cải bó xôi có thể phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.
Ngừa ung thư buồng trứng: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người phụ nữ ăn rau có chứa chất kaempferol (thuộc nhóm flavoinoid) giảm 40% nguy cơ mắc ung thu buồng trứng. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện có sự giảm bớt 30% nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng ở những người tiêu thụ chất luteolin (cũng thuộc nhóm flavonoid) cao nhất so với những người tiêu thụ chất này ở mức thấp nhất. Những hợp chất này đặc biệt chỉ có trong số ít thực phẩm như: cải bó xôi, bông cải xanh, rau diếp, trà xanh.
Giúp xương chắc khỏe: Canxi, vitamin K và magie rất quan trọng cho sức khỏe của xương khớp. Những dưỡng chất này đều mang một lượng lớn trong bó xôi. Nếu cơ thể thiếu một trong những khoáng chất này sẽ phần nào dẫn đến sự khoáng hóa xương bị suy yếu.
Tốt cho mắt: Tương tự như cải xoăn, bông cải xanh, bó xôi chứa Luteun – một loại carotenoid đóng vai trò ngăn chặn các bệnh thoái hóa điểm đen và đục thủy tinh thể ở người già. Bên cạnh đó, loại rau này chứa beta-carotene, khi vào trong cơ thể sẽ biến thành vitamin A, giúp duy trì thị lực bình thường.
Nâng cao sức đề kháng: Nhiều dưỡng chất như beta-carotene, vitamin C và E, canxi, phospho và một lượng sắt nhất định từ bó xôi có tác dụng thúc đẩy tăng trường, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh tật.
Cải bó xôi hổ trợ tăng tiết dịch tụy mật, các tuyến nội tiết: Chuẩn bị: 250g cải bó xôi rửa sạch, xắt sợi nhỏ, 3g hành tây, 50g cật heo, 50g gan bò.
Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu nấu trong 500ml nước, đến khi còn 150ml, nêm 1/3 muỗng bột nêm, cho thêm 3 tép đầu hành lá. Dùng trong3 buổi sáng, trưa, chiều, liên tục trong 2 tuần.
Cải bó xôi chống thiếu máu, hạ huyết áp: 80g cải bó xôi, 3g hành tây.
Thực hiện: Cải bó xôi đem rửa sạch, xắt nhỏ, cho 1/2 muỗng cà phê bột nêm (hoặc cho ¼ muỗng cà phê muối), hành tây xắt khoanh. Đem tất cả nguyên liệu nấu với 3 chén nước khi còn 1 chén. Ăn xác, uống nước, dùng ngày 2 lần.
Theo các Y sĩ YHCT, có thể thêm 50g thịt dê và 3 muỗng gạo rang vừa vàng nấu với 100g cải bó xôi. Trong 3 chén nước nấu khi nhừ còn 1,5 chén. Dùng 2 lần/ngày và ăn liên tục trong 3 đến 5 ngày.
Cải bó xôi chống lão hóa tế bào, còi xương, suy nhược cơ thể: Chuẩn bị: 200g cải bó xôi, 100g củ sen, 150g nghêu hoặc hến , 30g khoai mỡ tím, 30g bí đỏ.
Thực hiện: Cải đem rửa sạch, khoai mỡ, bí đỏ xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn. Nghêu luộc vừa tách vỏ, lấy thịt, cho vào 1/3 muỗng bột nêm. Hầm củ sen đã rửa sạch trong 500ml nước, khi còn 300ml cho thêm bí đỏ, khoai mỡ và thịt nghêu vào hầm, cho thêm 3g đường phèn. Khi còn 150ml cho cải bó xôi vào vừa chín. Chú ý ăn 1 lần trong buổi tối trước khi ngủ và sử dụng liên tục trong 10 ngày.
Bên cạnh đó, cải mâm xôi còn được biết đến với tác dụng trị viêm cấp đường tiêu hóa, thông đại tiện; táo bón, kiết lị; nhuận trường, trị mắt đỏ do gió lùa, mí mắt sưng đỏ; táo bón, bệnh trĩ, mất máu và thiếu máu; trị đái tháo đường, tiêu khát uống nước nhiều. Cải mâm xôi là thực phẩm quen thuộc, dễ tìm kiếm và thực hiện trong các món ăn hàng ngày. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn trên, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
Lưu ý khi dùng cải bó xôi
Do cải bó xôi chứa nhiều canxi nên người bị sỏi thận, sỏi mật cần tránh ăn hoặc hạn chế.
Khi chế biến rau, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
Trong bó xôi có chứa axit oxalic ngăn cản sự hấp thu canxi. Vì vậy, cha mẹ không nên kết hợp nấu cải bó xôi chung với hải sản hay tôm cá để trẻ nhỏ có thể hấp thu canxi một cách trọn vẹn, hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa.
Nên phối hợp cải bó xôi với một vài thực phẩm khác, không dùng đơn độc. Trước khi chế biến nên rửa sạch, nhúng qua nước sôi. Không nên ăn, uống kéo dài.