Quá bất ngờ, chị T và nhân viên nhận ra mình bị lừa ngay lập tức nhưng không muốn trả tiền cho shipper ngay lúc đó mà muốn làm rõ ràng vì lý do sợ shipper “cùng một giuộc” với đối tượng lừa đảo. Bản thân chị T cũng không phải người tạo đơn hàng, không thể theo dõi hành trình điểm đến của đơn hay địa chỉ của “vị khách” kia và chị có nhờ công an đến nói chuyện, đồng thời hẹn 2 shipper vào ngày hôm sau (14/9) cùng tới công an phường xử lý.
Tuy nhiên, đến sáng 14/9, một nhóm shipper đã đến và gây áp lực, livestream, hô hào chị và cửa hàng lừa đảo. Đang trong thời điểm mở cửa kinh doanh, uất ức vì bị lừa cả chục triệu đồng và chưa rõ đúng sai ra sao, chị T và nhân viên của mình có đôi lời không hay, 2 bên bức xúc khiến cho tình hình ngày càng căng thẳng.
Điều đáng nói, rõ ràng cả người bán và 2 shipper không có ai là người sai, tất cả đều bị lừa bởi chiêu trò tưởng như đơn giản nhưng lại dễ thành công của kẻ lừa đảo. Một người bán hàng không xác định rõ thông tin khách đặt hàng, vì sự dễ tính và chiều khách mà đồng ý với điều kiện khai khống hóa đơn để chốt được đơn lớn nhưng cũng thiếu cảnh tỉnh khi giao quyền chủ động giao nhận hàng hóa cho khách, shipper chưa giao hàng xong chủ hàng đã chuyển khoản lại “tiền thừa”...
Theo tìm hiểu của PV, đối tượng còn lừa đảo một cửa hàng kính mắt khác trên đường Âu Cơ, thủ đoạn đều như nhau. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đến tất cả các shop kính mắt nói riêng và các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm khác nói chung.
Khi xử lý đơn hàng, hãy đảm bảo có quy trình xác minh đầy đủ, đảm bảo minh bạch về giá trị sản phẩm cũng như cách thức giao nhận, nhất là với các đơn giá trị lớn, cần yêu cầu đặt cọc. Đồng thời, ngay cả khi biết mình gặp kẻ lừa đảo, hãy bình tĩnh liên hệ cơ quan chức năng để hợp tác điều tra và có hướng xử lý tốt nhất.