Bernadette Mathew là một trong những sinh viên của ông Sengupta, hiện đang nỗ lực để lấy bằng tiến sĩ sinh học qua công trình nghiên cứu về sự phát triển của ung thư.
Các thí nghiệm của Mathew tạo ra một lượng lớn dữ liệu cần được phân tích và phải cần đến sự hỗ trợ của máy móc. Vì vậy, cô đã học cách viết mã sử dụng máy tính để tự động hóa và tăng tốc quá trình phân tích dữ liệu. Nhưng việc học viết mã khiến cô phải vật lộn để theo kịp tiến độ nghiên cứu của mình.
Sau khi lắng nghe những khó khăn của Mathew, ông Sengupta đã giới thiệu cho cô về ChatGPT. Mathew nhận thấy đây chính là một "trợ thủ đắc lực" trong quá trình nghiên cứu của mình.
Mathew chia sẻ, chatbot không chỉ giải thích những gì cô không hiểu về mã hóa mà còn giúp cô tìm ra lỗi mà bản thân mắc phải trong quá trình mã hóa, thậm chí Mathew còn cho phép nó viết mã thay cô.
"Trò chuyện với ChatGPT khiến tôi có cảm giác giống như đang trò chuyện với người thật. Nếu biết điều này sớm hơn, tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức của mình", cô bộc bạch.
Mathew tin rằng, những chatbot này sẽ tạo ra cuộc "cách mạng hóa" trong việc nghiên cứu sinh học, cho phép các nhà nghiên cứu tập trung vào chuyên môn của họ thay vì phải học cách viết mã.
Bà Wessels cho biết ChatGPT cũng có thể giúp sinh viên ở những lĩnh vực khác. Ví dụ, nó có thể nhắc họ viết đoạn mở bài của một bài luận để giúp họ vượt qua "nỗi sợ hãi trước trang giấy trắng".
Trí tuệ nhân tạo không phải là trí thông minh toàn diện
ChatGPT không hiểu những từ ngữ mà nó viết trong những sản phẩm nó tạo ra. Nó giống như một con vẹt được đặt trong văn phòng của một vị giáo sư, chỉ biết lắng nghe các cuộc trò chuyện và bắt chước lại chúng. Một chatbot AI chỉ xử lý và trình bày ngôn ngữ cũng như dữ kiện mà nó đã được cung cấp sẵn. Và điều đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau.
Vì vậy, cũng như các công nghệ AI khác, con người vẫn cần phải xem xét và chỉnh sửa lại các văn bản do AI tạo ra. Việc chỉnh sửa đó thường phức tạp và đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể.
Các chuyên gia AI cho biết công nghệ này sẽ không biến mất và việc thích ứng với ChatGPT sẽ là một thách thức đối với việc giảng dạy, đồng thời nó cũng có thể là cơ hội để các trường đại học cải thiện trình độ dạy và học.
ChatGPT là một hệ thống chatbot được tạo bằng công nghệ GPT- 3 với mô hình AI xử lý ngôn ngữ tiên tiến nhất được phát triển bởi OpenAI, ra mắt công chúng vào ngày 30 tháng 11 năm 2022.
Nó có khả năng tạo văn bản và có nhiều ứng dụng, bao gồm dịch ngôn ngữ, mô hình hóa ngôn ngữ và tạo văn bản cho các ứng dụng như chatbot, thậm chí có thể giải thích, lập trình và tranh luận hiệu quả như con người.