ChatGPT sẽ thay đổi thế giới, và dù AI ngày thông minh “giống người” nhưng bạn hãy luôn ý thức rằng nó không phải là con người.

Làm thế nào “Albert Einstein” của Character.AI có thể giải đáp được tất cả điều đó? Daniel De Freitas (một trong hai người sáng lập Character.AI) cho biết (theo bài báo The New York Times ngày 10-1-2023), ý tưởng cốt lõi ở đây là “đào tạo” một “mạng thần kinh” bằng cách sử dụng một bộ sưu tập đối thoại khổng lồ, với hàng loạt nhật ký trò chuyện được lọc từ các dịch vụ truyền thông xã hội và các trang web khác trên internet.

Ý tưởng nghe chừng đơn giản nhưng nó đòi hỏi một bộ xử lý cực lớn. Ngay cả một siêu máy tính cũng cần hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng để phân tích tất cả dữ liệu như vậy.

Thoạt đầu, Daniel De Freitas huấn luyện chatbot bằng cách sử dụng cái gọi là LSTM (Long Short-Term Memory), một mạng thần kinh máy tính được thiết kế vào những năm 1990 dành riêng cho ngôn ngữ tự nhiên. Sau đó, Freitas chuyển sang một mạng thần kinh mới gọi là “transformer”. Không như LSTM đọc văn bản từng từ một, transformer có thể sử dụng nhiều bộ xử lý máy tính để phân tích toàn bộ tài liệu chỉ trong một bước (a single step).

Trong thực tế, ứng dụng chatbot đã hình thành tại nhiều nơi, đặc biệt Mỹ, vài năm nay. Khi gọi điện đến các hãng bảo hiểm hoặc ngân hàng…, bạn sẽ nói chuyện với người máy và thực hiện những yêu cầu mà người máy đưa ra để có thể giúp giải đáp vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trở lại với Character.AI. Khi tôi hỏi “Albert Einstein” Việt Nam ở đâu, “ông ấy” trả lời ngay lập tức:

Vietnam is a country in Southeast Asia. It is bordered by the Gulf of Bengal, Cambodia, the South China Sea, and Laos...The Vietnamese people have a strong sense of identity and are proud of their culture and heritage. I think Vietnam is a fascinating country, and I would love to visit there one day to learn more about its history and culture.

Cần nhấn mạnh, chatbot là một ứng dụng AI. Cho dù nó “có vẻ thông minh” và “biết hết mọi chuyện” nhưng độ khả tín của nó là vấn đề cần lưu ý. Bạn có thể chat với những ứng dụng chatbot như một cách giải trí, chứ không phải “tham khảo” để tìm nguồn tin khả dĩ đáng tin cậy – ít nhất ở thời điểm này. Albert Einstein dĩ nhiên không thể “sang thăm Việt Nam”. Những công ty AI sáng tạo ra các chatbot hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung những gì mà “nhân vật” chatbot đưa ra. ChatGPT chẳng hạn. Nó có thể trả lời rằng đơn vị tiền tệ Thụy Sĩ là euro (thay vì đồng Swiss franc).

Chính những người sáng lập các chatbot cũng cảnh báo rằng ứng dụng của họ vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm và mang tính giải trí. Thật ra mục đích của họ là thu thập dữ liệu thông tin, dựa vào những gì bạn hỏi, để có thể “dạy” cho AI ngày trở nên thông minh hơn.

Và cho dù nó “giống người” nhiều như thế nào, bạn hãy luôn ý thức rằng và nhớ rằng nó không phải là con người. Nó “không biết” giả dối nhưng nó cũng chẳng “cam kết” cung cấp cho bạn sự thật. Bạn có thể chat để xem nó làm thơ hay luận về tình yêu như thế nào nhưng nếu là sinh viên, đừng dùng chatbot để lừa thầy cô bằng cách yêu cầu nó làm một bài luận cho bạn. Nhắc điều này để cho thấy thêm một mặt trái của những chatbot AI.

Thế giới đang thay đổi. Với tốc độ nhanh hơn chúng ta tưởng. Sau một đêm, thế giới lại khác đi ít nhiều. Vấn đề là chúng ta nhận thức điều đó như thế nào và đặt mình ở vị trí nào trong bối cảnh thay đổi đó. Uber đã xóa sổ taxi. Kỹ thuật streaming (từ Netflix, HBO, đến Hulu…) đang làm lao đao công nghiệp điện ảnh. Báo chí tiếp tục khốn đốn với mạng xã hội. Tất cả đang thay đổi.

Bài liên quan
ChatGPT phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc
Nhiều người lo ngại những nội dung mang tính thiên vị, phân biệt chủng tộc do AI tạo ra sẽ gây hại cho con người.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ChatGPT sẽ thay đổi thế giới?