Bước 3: Đưa giải pháp dựa trên những nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn, xung đột và lựa chọn phương án tối ưu.
Bước 4: Cam kết thực hiện.
Với nạn nhân, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền gợi ý trẻ cần lên tiếng khi bị bắt nạt; nói chuyện với người thân, bạn bè đáng tin cậy; đến gặp chuyên gia tư vấn của trường. Trẻ cũng cần được phát triển, thể hiện một khả năng nổi trội; học và rèn luyện kĩ năng giao tiếp; tìm kiếm những người bạn mới.
Với trẻ bắt nạt, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền cho rằng, bản thân các em cần tự ý thức, biết tự dừng lại, học các kỹ năng khiểm soát cảm xúc và kiềm chế cơn nóng giận. Trẻ phải được yêu cầu chịu trách nhiệm trong trường hợp hành vi bắt nạt để lại hậu quả nghiêm trọng.
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng đề cập đến người làm chứng và cho rằng, đối tượng này cần biết cảm thông và chia sẻ, lên tiếng và tố cáo những hành động bạo lực.
Đối với bắt nạt trên không gian mạng, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền lưu ý: Trẻ cần hiểu về những biểu hiện của bắt nạt trên không gian mạng, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân trên không gian mạng và nâng cao hiểu biết về luật an ninh để phòng tránh bắt nạt học đường trên không gian mạng. Việc nâng cao hiểu biết và có những giờ học về sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh bởi vậy là rất cần thiết.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình dự phòng, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền gợi ý một số nội dung sau:
Tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường.
Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục…