Cô gái nhiễm 5 loại giun sán vì sai lầm trong ăn rau sống

21/04/2023, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau khi làm xét nghiệm 8 loại ký sinh trùng thì người này nhiễm 5 loại, gồm giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn, sán lá gan bé, sán dây bò.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ. Lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể, mùi vị có thể bị thay đổi. Ngược lại, ngâm rau sống quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng. Bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

Nếu là cọng rau lá to như xà lách thì bẻ ra từng nhánh, từng lá, lật qua hai bề mặt để rửa, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước. Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ chết và không gây hại cho cơ thể.

Rau sống sau khi rửa sạch cần để ráo nước. Nhiều người sau khi rửa thường vẩy qua rồi ăn ngay, dễ làm đau bụng cho trẻ em hoặc những người hệ tiêu hóa yếu.

Nhiều người rửa rau bằng cách ngâm với giấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, phá vỡ phấn, lông bên ngoài. Hỗn hợp giấm 10% sẽ giảm đến 90% vi khuẩn, chưa có nghiên cứu cho thấy giấm loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Nếu rửa rau bằng giấm, bạn nên rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.

Các loại rau khác như cải, cần, rau có nhánh như bông cải xanh, súp lơ xanh... nên rửa xong mới cắt nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng không bị mất đi. Nếu cắt xong mới rửa, vô tình bạn đã làm mất đi lượng vitamin cần thiết.

6 nhóm người nên hạn chế ăn rau sống?

Cô gái 27 tuổi nhiễm đến 5 loại giun sán vì sở thích ăn rau sống, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc này khi ăn - 3

Ảnh minh họa

- Người bị rối loạn tiêu hóa: Chất xơ trong rau sống có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa như làm đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

- Người bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày: Không nên ăn nhiều rau sống vì có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

- Người bị viêm đại tràng: Một số loại rau sống có chất xơ dạng không tan như cellulose, vì thế người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột bị tổn thương.

- Bệnh nhân suy thận: Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu (nhất là khi người bệnh có kali máu tăng).

- Bà bầu không nên ăn rau sống: Trong thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

- Cơ thể có mùi khó chịu: Những người có tình trạng này cũng nên hạn chế ăn rau sống, vì rau sống chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm nước tiểu có màu.

Theo (Gia đình & Xã hội)
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/co-gai-27-tuoi-nhiem-den-5-loai-giun-san-vi-so-thich-an-rau-song-bac-si-khuyen-cao-nguoi-dan-can-tuan-thu-nguyen-tac-nay-khi-an-172230420105113288.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/co-gai-27-tuoi-nhiem-den-5-loai-giun-san-vi-so-thich-an-rau-song-bac-si-khuyen-cao-nguoi-dan-can-tuan-thu-nguyen-tac-nay-khi-an-172230420105113288.htm
Bài liên quan
8 sai lầm khi đi vệ sinh gây hại sức khoẻ
Đi vệ sinh là việc mà ai cũng phải làm hàng ngày, nhưng có một số hành vi không đúng khi đi vệ sinh đang âm thầm gây hại cho sức khỏe!

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô gái nhiễm 5 loại giun sán vì sai lầm trong ăn rau sống