Cách ăn mì tôm không hại sức khỏe

03/02/2023, 08:57
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các chuyên gia cho rằng việc tăng cân sẽ phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tình trạng này không đến từ một loại thực phẩm cụ thể như mì ăn liền.

Hiện nay, các sản phẩm mỳ ăn liền thuộc những nhà sản xuất uy tín tại Việt Nam có hàm lượng trans fat dao động trong khoảng 0,01-0,04 g/khẩu phần ăn và đạt chuẩn công bố “0g trans fat” của FDA.

Vì vậy, PGS Ninh nhấn mạnh việc tăng cân phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống hàng ngày đã cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, năng lượng nạp vào và sử dụng hay chưa. Tình trạng này không đến từ một loại thực phẩm cụ thể như mì ăn liền.

Ăn mì gói thế nào để không gây hại sức khỏe?

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, khi sử dụng mì ăn liền, người dân nên quan tâm đến lượng muối có trong thực phẩm này. Lượng muối trong mì thường cao, có thể tác động xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt với người bệnh cao huyết áp, bệnh thận...

Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá 2 g muối. Lượng muối trong mỗi gói mì có thể lớn tới hơn 3 g, vượt quá ngưỡng nên sử dụng mỗi ngày. Để giảm muối, bạn có thể giảm bớt lượng gia vị kèm theo gói mì.

An mi goi dung cach anh 2
Khi sử dụng mì ăn liền, người dân nên quan tâm đến lượng muối có trong thực phẩm này. Ảnh: Idntimes.

"Lượng protein trong mì gói rất thấp. Năng lượng cung cấp trong mì gói chủ yếu là carbohydrate. Nguồn cung cấp calories thấp từ protein có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục điều này, bạn có thể bổ sung protein từ nguồn khác như uống sữa, tôm, thịt...", TS Vũ nói.

Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh lượng chất xơ trong mì gói cũng rất thấp. Trung bình, một người nữ cần 21-25 g chất xơ, nam là 31-35 g. Ăn ít chất xơ khiến nhu động ruột hoạt động không tốt, gây táo bón, giảm hấp thu. Thiếu hụt chất xơ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cũng cần để ý đến nguồn cung cấp chất xơ khi ăn mì gói như thêm rau, củ quả.

"Cuối cùng là vấn đề chứa bột ngọt. Gia vị này giúp tăng khẩu vị của gói mì. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có liên quan tới béo phì, ngộ độc, đặc biệt với người nhạy cảm với bột ngọt. Nguồn vitamin, khoáng chất trong mì gói rất giới hạn, bạn nên bổ sung thêm để cân bằng dinh dưỡng", TS Vũ cho hay.

Ông khuyến cáo người dân có thể ăn khi không có thời gian. Trong nhiều trường hợp, mì gói có giá rẻ nên các bạn sinh viên hay người có thu nhập thấp thường lựa chọn. Tuy nhiên, ăn mì gói không cung cấp đủ năng lượng cho bạn, lâu dài cơ thể sẽ mệt mỏi, không đủ năng lượng để hoạt động, làm việc.

Vì vậy, bạn nên cố gắng ăn xen kẽ mì gói với bữa ăn chính, thêm đa dạng chất vào bát mì để cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Từ giữa thế kỷ 19, phân bón hóa học đã được tôn vinh là "thần dược" cho ngành trồng trọt. Song, mặt trái của nó cũng không hề ít. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Thế giới không rác thải do tác giả Ron Gonen chấp bút.

Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng thể về ngành nông nghiệp từ giữa thế kỷ 19 đến nay. Bên cạnh đó, độc giả cũng hiểu thêm tác hại của cách tiếp cận nông nghiệp theo mô hình công nghiệp có thể gây ra hậu quả khủng khiếp như thế nào.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/cach-an-mi-goi-du-chat-khong-hai-suc-khoe-post1398362.html
Copy Link
https://zingnews.vn/cach-an-mi-goi-du-chat-khong-hai-suc-khoe-post1398362.html
Bài liên quan
Bộ y tế đề nghị làm rõ thông tin mì tôm chua cay Hảo Hảo chứa thành phần thuốc trừ sâu
(GDTD) - Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị xác minh, làm rõ thông tin chuyên trang Giáo dục Thủ đô - Báo Giáo dục và Thời đại phản ánh về mì tôm chua cay Hảo Hảo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách ăn mì tôm không hại sức khỏe