Giúp giảm đau họng
Chanh mật ong là liều thuốc hoàn hảo cho việc điều trị các chứng ho nhẹ, làm ấm và giảm đi cảm giác khó chịu cổ họng. Đồng thời, đây cũng là liều thuốc thiên nhiên giúp điều trị cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết.
4 lưu ý khi uống nước chanh vào buổi sáng, ai cũng cần phải biết
Không nên bỏ hết vỏ
Ảnh minh họa
Đa số mọi người chỉ vắt lấy nước cốt rồi vứt vỏ chanh. Nhưng đó là sai lầm, bởi chính phần vỏ chanh mới là phần giàu chất dinh dưỡng nhất trong toàn bộ quả chanh. Vì vậy, hãy rửa sạch vỏ chanh, nạo rồi dùng cả vỏ vào nước chanh để lấy được đầy đủ các dinh dưỡng của nó.
Không uống nhiều nước chanh
Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một quả chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.
Không pha nước chanh quá lạnh hoặc quá nóng
Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Vì thế, hãy pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
Không uống khi đang đói bụng
Khi đói bụng, bạn không nên uống nước chanh, chỉ nên uống sau khi ăn khoản 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.
Không nên uống trực tiếp
Nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn.
Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống - 2 cốc nước chanh. Buổi sáng nên uống nước chanh mật ong ấm để đảm bảo sức khỏe.