- Tức ngực
- Chóng mặt kéo dài
- Co giật
Khi trẻ có biểu hiện khác thường, cha mẹ cần đưa con vào viện ngay
Làm sao để chăm sóc và phòng ngừa cúm B cho trẻ?
Trong trường hợp trẻ mắc cúm B, cha mẹ chăm sóc tương tự như cúm A và cúm thông thường. Chủ yếu là theo dõi và điều trị triệu chứng phù hợp, hạ sốt khi con sốt cao, giảm ho, vệ sinh mũi để tránh tình trạng nghẹt mũi. Đồng thời, cho con uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc cúm hoặc Tamiflu cho trẻ, bởi sử dụng không đúng, bệnh của trẻ có thể chuyển nặng.
Thế nhưng, dù con mắc bệnh nặng hay nhẹ cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, thay vì để con mắc bệnh rồi mới điều trị, cha mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ từ sớm.
Trước hết, cúm B lây lan trực tiếp từ người qua người qua giọt bắn hoặc qua tiếp xúc bề mặt và khả năng lây nhiễm rất nhanh. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa tiên quyết là giữ vệ sinh chân tay cho trẻ, giữ nhà cửa sạch sẽ, đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài hoặc tiếp xúc đông người và không để trẻ tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ với người bị bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng cúm và các bệnh khác để tránh mắc đồng thời nhiều bệnh.
Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và môi trường xung quanh là biện pháp đầu tiên giúp hạn chế các virus, vi khuẩn gây bệnh
Đặc biệt, cha mẹ cần nâng cao đề kháng cho trẻ, bởi cúm B do virus gây ra, không có thuốc đặc trị, vì vậy, tăng đề kháng là biện pháp cấp thiết và hữu hiệu để phòng ngừa bệnh. Đề kháng khỏe giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời, giúp con nhanh khỏe hơn nếu chẳng may mắc bệnh.
Để tăng đề kháng hiệu quả, cha mẹ cần kết hợp tổng hòa các yếu tố sau:
- Uống đủ nước
- Ngủ đủ giấc
- Vận động hợp lý
- Dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đầy đủ các chất