Trong trường hợp nếu ung thư ruột kết bị chẩn đoán nhầm thành bệnh trĩ, theo thời gian sẽ dẫn tới sự chậm trễ trong việc điều trị, khiến tế bào ung thư di căn trên diện rộng. Vì vậy, ngay cả khi bạn bị bệnh trĩ, bạn nên kiểm tra để loại trừ ung thư ruột.
2. Tần suất đại tiện tăng
Khi tần suất đại tiện tăng lên, người bệnh phải đi vệ sinh cả ngày, rất đau đớn và mệt mỏi. Mỗi lần đại tiện luôn có cảm giác không thể tống hết phân ra ngoài. Bạn cần cảnh giác với triệu chứng này, đặc biệt là khi khối u nằm trong trực tràng, khiến ruột bị kích thích nhiều lần. Đừng nghĩ đơn giản đó là bệnh viêm ruột, nhiều người mua cả đống thuốc chữa viêm ruột nhưng đều vô tác dụng.
3. Phân mỏng hơn
Hình dạng phân bình thường có hình trụ, chính là hình dạng của khoang ruột, khi ung thư ruột xuất hiện, khoang ruột trở nên hẹp hơn, phân cũng sẽ trở nên mỏng hơn. Triệu chứng này thường không được người bệnh chú ý tới.
4. Phân khô cứng như phân dê
Nếu nhận thấy phân khô cứng, khó đi ra ngoài, bạn cũng nên cảnh giác nó có phải là ung thư ruột hay không. Việc tự ý mua thuốc nhuận tràng vì nghĩ mình bị táo bón sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
5. Thói quen đại tiện thay đổi
Đại tiện không đều, số lần đại tiện tăng hoặc giảm đột ngột đều là dấu hiệu bất thường, cần được chú ý. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình ở người mắc ung thư ruột.
Ung thư ruột có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều đồ dầu mỡ, lười ăn rau trái cây, ít vận động, thức khuya… Những điều này đều phổ biến ở người trẻ nên bạn cần đặc biệt chú ý. Cách tốt nhất để phát hiện ung thư ruột là nội soi đại tràng. Vì vậy, dù còn trẻ nhưng khi phát hiện phân bất thường, bạn cũng nên đến bệnh viện để tiến hành nội soi ruột kịp thời.