Dân Trung Quốc bán tháo bất động sản ở nước ngoài

25/09/2023, 09:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngay sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào tháng 1 năm nay, kết thúc 3 năm áp dụng chính sách zero-COVID, Stephen Yao bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới.

Chung cư ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản... trở thành kênh đầu tư phổ biến. Nhu cầu cao thúc đẩy các hãng Trung Quốc mở rộng xây dựng bất động sản ở Đông Nam Á, dành riêng cho những người Trung Quốc giàu có mong muốn đầu tư ra nước ngoài hoặc muốn có cuộc sống khác ở nước ngoài. Tuy nhiên, những dự án đó đang gặp rủi ro thua lỗ.

Dân Trung Quốc bán tháo bất động sản ở nước ngoài - 2

Hình ảnh thiết kế dự án Forest City ở Malaysia. (Ảnh: CNA)

Patricia Li là một trong các nhà đầu tư trung lưu Trung Quốc đổ xô đến Malaysia để mua bất động sản tại Forest City, dự án phát triển của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Country Garden ở Johor, bang phía nam của Malaysia.

Dự án Forest City trị giá 100 tỷ USD được lên kế hoạch tạo chỗ ở cho 700.000 người sau khi hoàn thành vào năm 2035.

Việc siết chặt quy định về tín dụng bất động sản ở Trung Quốc từ năm 2021 đã khiến nhiều hãng bất động sản rơi vào tình thế khó khăn tài chính nghiêm trọng, nhất là Evergrande và Country Garden.

Country Garden từng là tiêu chuẩn vàng trong ngành bất động sản Trung Quốc, nay trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng với khoản nợ trái phiếu cần thanh toán vào cuối năm nay ước tính lên đến 2,5 tỷ USD.

Nguy cơ Country Garden vỡ nợ sẽ tác động đến quá trình phục hồi mong manh và làm giảm niềm tin của thị trường.

Li cho biết, Forest City giờ đây trông giống một thị trấn ma hơn là khu dân cư và thương mại thịnh vượng như đã hứa hẹn, với các chung cư, đường sá và cửa hàng trống rỗng.

Li cho biết cô cảm thấy khá chán nản khi giá căn hộ hiện đã giảm xuống còn 6.000 tệ/m2, từ mức 18.000 tệ ban đầu

“Có thể hiện nay chỉ có vài nghìn người Trung Quốc đang sống ở đó. Nhiều người muốn bán nhà của họ. Trừ khi họ có thể tìm được người mua Trung Quốc, nếu không sẽ không có ai khác quan tâm, kể cả người dân địa phương hay người từ các nước khác, vì thiết kế và tính năng chỉ phù hợp với cộng đồng người Trung Quốc”, cô cho biết.

Các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc thâm nhập thị trường Nhật Bản cũng phải đối mặt với nhiều thách thức vì chi phí không thể bù đắp bằng lợi nhuận.

Tina Chen, người làm việc cho một cơ quan tư vấn điều tra thị trường Nhật Bản, cho biết: “Những người đầu tư vào bất động sản Nhật Bản để điều hành nhà nghỉ phục vụ khách du lịch Trung Quốc đang rơi vào tình trạng thua lỗ vì khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa quay lại”.

Các tổ chức quốc tế đã cắt giảm dự báo về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay, hoài nghi khả năng nước này có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%.

Đối với Yao, nhiệm vụ tìm kiếm người mua mới rất khó khăn. Yao đã lập tài khoản trên các mạng xã hội như ByteDance và Facebook nhằm tìm kiếm người mua tiềm năng.

“Thị trường bất động sản qua sử dụng ở Thái Lan khá bão hòa, cả người dân trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều không muốn mua bất động sản cũ. Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi vẫn là tập trung vào tầng lớp trung lưu Trung Quốc, những người vẫn muốn chuyển tài sản trong nước ra nước ngoài”, ông cho biết.

Yao cho biết, từ tháng 3 đến nay, chỉ có 6 trong số hơn 200 chung cư ở Thái Lan được bán cho người mua mới từ Trung Quốc.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/dan-trung-quoc-ban-thao-bat-dong-san-o-nuoc-ngoai-c415a1504384.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/dan-trung-quoc-ban-thao-bat-dong-san-o-nuoc-ngoai-c415a1504384.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Trung Quốc bán tháo bất động sản ở nước ngoài