1. Bệnh răng miệng
Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn tới các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Những tình trạng này sẽ có dấu hiệu hôi miệng đặc trưng.
Những bệnh nhân như vậy có thể đến nha sĩ để làm sạch khoang miệng, có thể tiến hành làm sạch cao răng, trám răng…
2. Bệnh đường tiêu hóa
Chứng khó tiêu, trào ngược axit do các bệnh về dạ dày cũng có thể gây hôi miệng. Bã thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ trào ngược lên miệng gây hôi miệng.
3. Viêm amidan mãn tính
Trong quá trình viêm amidan mãn tính, vi khuẩn sẽ lên men và phân hủy các tế bào biểu mô bị viêm, bong tróc, các mảnh vỡ chất sừng của amidan tạo ra một lượng lớn các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi hôi đặc trưng.
4. Bệnh tiểu đường
Một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có chế độ ăn nhiều chất béo trong thời gian dài, chế độ ăn ít chất xơ, dẫn đến hệ vi khuẩn đường ruột hoạt động bất thường, từ đó gây ra hơi thở có mùi.
Để giữ gìn sức khỏe răng miệng cần chú ý điều gì?
Để bảo vệ răng miệng tốt hơn, tránh hôi miệng, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
- Có thói quen vệ sinh răng miệng tốt
Bàn chải đánh rằng được thay mới thường xuyên. Đánh răng 2 lần/ngày sáng và tối, mỗi lần không dưới 2 phút, có thể súc miệng thêm nước muối hoặc nước súc miệng.
- Giảm lượng đường, ăn nhiều trái cây và rau quả
Đường rất có hại cho răng, ăn ít đường và nhiều trái cây, rau xanh có thể giúp răng miệng khỏe mạnh hơn.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu, không nhai trầu
Thuốc lá, rượu, trầu rất dễ gây kích ứng miệng, đặc biệt là ăn trầu. Theo thống kê, nhai trầu là một trong những nguyên nhân gây ung thư miệng.
- Đi khám răng thường xuyên
Kiểm tra răng miệng thường xuyên có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn.