Lễ hạ thủy tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Ural vào tháng 5 /2019. Ảnh: Rosatom
Các nước Liên Xô cũ ở Đông Âu tiếp tục vận hành hàng chục lò phản ứng, được gọi là VVER và được xây từ thời Chiến tranh Lạnh. Hầu hết các tổ máy cũ này đều sử dụng nhiên liệu từ Rosatom. Tổ máy vẫn đang hoạt động và tạo ra lượng điện lớn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc có rất ít động lực cho các công ty mới tham gia và cạnh tranh với Nga ở thị trường này. Tổng cộng, Nga đáp ứng khoảng 30% nhu cầu uranium đã được làm giàu của Liên minh châu Âu.
Tính dễ bị tổn thương về kinh tế ở cả 2 bờ Đại Tây Dương đang thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có trong việc khởi động tại chu trình về nhiên liệu hạt nhân. Mỹ và Canada vào tháng 3 đã cam kết cùng nhau xây dựng lại năng lực ngành này ở Bắc Mỹ.
Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp đã ký một thỏa thuận riêng nhằm phát triển “chuỗi cung ứng chung để thoát phụ thuộc Nga”. Quốc hội Mỹ đang xem xét các giới hạn trong nước đối với việc nhập khẩu uranium của Nga và khuyến khích đầu tư để thu hút các nhà cung cấp mới.
Các nhà sản xuất nhiên liệu châu Âu bao gồm Urenco Ltd. và Orano SA cũng đang đầu tư vào dự án mới, bao gồm cả ở Mỹ, để giảm phụ thuộc. Các nhà điều hành trong ngành cho rằng sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành việc xoay trục khỏi Moscow.
Trong năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine, Rosatom đã tăng xuất khẩu hơn 1/5, đồng thời ký kết các thỏa thuận mới tại các thị trường mới nổi.
Rosatom khẳng định với khách hàng rằng, trong khi các nước phương Tây còn đang sở hữu các phần rời rạc của chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân, thì không một quốc gia nào có thể cạnh tranh với họ. Tuy nhiên, Rosatom cũng nhận thức được các rủi ro và sẽ "bảo vệ lợi ích của mình" bằng cách cung cấp cho các quốc gia giải pháp tốt nhất.
Theo: Bloomberg