Giáo viên nhận định đề thi đảm bảo yêu cầu của một kỳ thi tuyển sinh với độ phân hóa tương đối tốt, giảm áp lực cho thí sinh lúc làm bài. Dự kiến kiến phổ điểm trung bình không thấp, có thể 6,5-7,5 điểm.
Cụ thể hơn, ở phần 1 (6,5 điểm), Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là văn bản có giá trị, ngữ liệu trong đề đã bóc tách được những câu thơ, đoạn trích xác đáng để đưa vào các câu hỏi thành phần.
Một phần của câu hỏi 1 tương đồng với câu hỏi 1 trong phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 9, tập 2 (trang 57), rất quen thuộc với học sinh.
Tuy vậy, câu hỏi số 3 nhiều khả năng liên quan đến văn bản thuộc phần “Khuyến khích học sinh tự đọc” trong Phụ lục 2 của Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH mà học sinh có thể lựa chọn trong lúc làm bài.
Ở phần 2 (3,5 điểm), ngữ liệu không mới, đã xuất hiện nhiều lần trong các đề thi thử sức. Với ngữ liệu quen thuộc và đoạn trích rất ngắn, việc các câu hỏi thành phần và vấn đề nghị luận xã hội được nêu ra rất quen thuộc với thí sinh là điều có thể dự báo trước.
Với số điểm không cao, phần này có thể giúp thí sinh dễ dàng lấy được điểm số tốt cho bài thi năm nay.
Chiều 18/6, các thí sinh tiếp tục với môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài là 60 phút. Sáng 19/8, kỳ thi diễn ra với môn Toán (120 phút). Ngày 20/6 là lịch thi các môn chuyên.
Năm học 2021-2022, Hà Nội có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS nhưng chỉ gần 107.000 em đăng ký thi vào lớp 10. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay là 69.000, tức khoảng 35% thí sinh sẽ phải chuyển sang học trường tư, cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc lựa chọn khác.
Năm 2022, trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ chọi cao nhất, 1 "chọi". Ngược lại, nhiều trường có số thí sinh đăng ký ít hơn chỉ tiêu tuyển sinh.