Đề xuất tăng lương cơ sở với 9 nhóm đối tượng

Theo An Chi | 21/02/2023, 07:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Bộ Nội vụ, việc xây dựng Nghị định của Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 1-7-2023 là cần thiết nhằm góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Lương hưu thay đổi thế nào sau khi điều chỉnh lương cơ sở?

(1) Mức đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 :

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Theo đó, mức đóng BHXH được dựa trên mức lương cơ sở. Trường hợp lương cơ sở được điều chỉnh tăng 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023, mức đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng theo.

(2) Mức hưởng lương hưu

Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

- Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1-1-2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1-1-2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định sau đây:

Đề xuất tăng lương cơ sở với 9 nhóm đối tượng - Ảnh 2.

Cụ thể, tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1-1-2016, mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp lương cơ sở tăng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo

Theo Người lao động
https://nld.com.vn/cong-doan/de-xuat-tang-luong-co-so-voi-9-nhom-doi-tuong-20230220222223544.htm
Copy Link
https://nld.com.vn/cong-doan/de-xuat-tang-luong-co-so-voi-9-nhom-doi-tuong-20230220222223544.htm
Bài liên quan
Giấc mơ tăng lương và phụ cấp ưu đãi
Lao động của giáo viên mầm non có tính đặc thù. Bởi vậy, tăng lương và phụ cấp ưu đãi là hoàn toàn xứng đáng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất tăng lương cơ sở với 9 nhóm đối tượng