Tuyến mồ hôi ở cổ phân bổ thưa thớt nên rất ít người đổ mồ hôi ở cổ. Nếu cổ thường xuyên đổ mồ hôi thì có thể liên quan đến rối loạn nội tiết toàn thân của bạn, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra nội tiết tố toàn diện.
3. Đổ mồ hôi nách: chế độ ăn uống “nặng”
Nách có nhiều tuyến apocrine nên mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu mồ hôi tiết ra quá mạnh, có thể đường kính của tuyến mồ hôi quá lớn. Bên cạnh đó, mồ hôi có mùi nồng là do chế độ ăn quá “nặng”, ăn nhiều hành, tỏi và các thực phẩm gây mùi khác.
Lời khuyên của bác sĩ: Khi tuyến mồ hôi quá lớn, bạn có thể đến bệnh viện để được điều trị bằng laser đơn giản và hiệu quả. Chế độ ăn cũng nên nhạt, ít muối và gia vị, nhiều trái cây và rau.
4. Đổ mồ hôi lưng: âm dương suy nhược, cực kỳ mệt mỏi
Trên lưng có rất ít tuyến mồ hôi, nên lưng đổ mồ hôi có nghĩa là cơ thể bạn đang bị suy nhược, đã vô cùng mệt mỏi.
Lời khuyên của bác sĩ: đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ cũng có thể tập yoga thiền 15 phút vào buổi sáng và buổi tối.