Đổi mới phương pháp để bài giảng Lịch sử gần gũi với học trò

Toán - Đức | 18/09/2022, 13:39
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để môn Lịch sử sinh động, gần gũi với học trò, nhiều giáo viên ở Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy môn học này.

“Với học sinh lớp 10, tôi cũng đã có kế hoạch theo dõi, tiếp cận để tìm kiếm nhân tố. Tôi đặc biệt lưu ý những học sinh có niềm đam mê với Lịch sử, khả năng phản ứng nhanh nhạy,... Từ đó, lập danh sách và lên kế hoạch bồi dưỡng sớm”, cô Cúc cho hay.

Học sinh là trung tâm

Trường THPT Quan Hóa với đặc thù là trường vùng cao, tỷ lệ học sinh là con em đồng bào dân tộc dao động khoảng 75%. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để học trò dễ dàng tiếp cận với môn học luôn là trăn trở của nhiều giáo viên.

Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô Trương Thị Thương luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp. Đặc biệt, nữ giáo viên chú trọng phân loại nhóm học sinh để áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.

Đối với học sinh chỉ có nhu cầu ôn thi tốt nghiệp, cô Trương Thị Thương cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lõi. Trong khi với những học trò có nhu cầu xét tuyển đại học, cao đẳng, nữ giáo viên sẽ giảng dạy theo hướng mở rộng và nâng cao kiến thức.

Đổi mới phương pháp để bài giảng Lịch sử gần gũi với học trò ảnh 2

Cô giáo Trương Thị Thương (bên phải) và em Hà Thị Tâm, cựu học sinh đầu tiên đạt điểm 10 môn Sử của nhà trường ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

“Ngoài kiến thức cơ bản, tôi còn sưu tầm video, hình ảnh, tư liệu để trình chiếu nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời, lập các nhóm trao đổi trên mạng xã hội để giao bài tập và trao đổi vướng mắc vừa giúp học sinh củng cố kiến thức, vừa tạo sự gần gũi giữa cô và trò”, cô Thương chia sẻ.

Bên cạnh đó, nữ giáo viên trường vùng cao còn tổ chức các hoạt động nhóm trong các tiết học để học sinh tích cực hơn trong việc học. Bằng sự nỗ lực cố gắng của cả cô và trò, sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, kết quả thi môn Lịch sử đã có sự chuyển biến qua các năm học.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, điểm trung bình môn thi này của nhà trường đạt 5,7 điểm, tăng 1,4 điểm so với năm trước. Ngoài ra, nhà trường cũng ghi nhận trường hợp học sinh đầu tiên đạt điểm 10 môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Ngoài ra, lớp 12B5 do cô Ninh Thị Cúc làm chủ nhiệm, có tới 42/44 học sinh đạt điểm giỏi môn Sử, trong đó có 30 em đạt từ điểm 9 trở lên.

"Đối với yêu cầu của Chương trình mới, nhà trường đã cử giáo viên tham gia đợt tập huấn đầy đủ theo quy định của Sở GD&ĐT. Riêng môn Lịch sử có thời lượng 52 tiết/năm học, nhà trường hiện phân bổ 1 tiết học/tuần ở học kỳ 1 và 2 tiết/tuần ở học kỳ 2.

Trong năm học này, Ban giám hiệu cũng trao đổi, chia sẻ với giáo viên để giữ vững thành tích đã đạt được ở môn Lịch sử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm học vừa qua, Trường THPT Triệu Sơn 4 đạt 13 điểm 10 môn Sử, điểm trung bình môn đạt 8,4 điểm, cao thứ nhì tại Thanh Hóa", thầy Trần Quốc Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 4 (Triệu Sơn, Thanh Hóa).

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-phuong-phap-de-bai-giang-lich-su-gan-gui-voi-hoc-tro-post608184.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-phuong-phap-de-bai-giang-lich-su-gan-gui-voi-hoc-tro-post608184.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới phương pháp để bài giảng Lịch sử gần gũi với học trò