Hà Mạnh Thắng và những bức tranh thơ

Trần Hoà | 23/12/2022, 09:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu nhà thơ tức cảnh sinh tình, thì hoạ sĩ Hà Mạnh Thắng lại vì thơ mà “sinh cảnh” để sáng tạo ra những bức tranh thơ.

Hoạ sĩ vẽ thơ ảnh 3
Những bức tranh thơ trong hình dáng bia đá.

Ngay cả các câu thơ của Chu Mạnh Trinh, Tản Đà… cũng thể hiện rõ tinh thần điền viên này.

Chia sẻ ý niệm điền viên, 16 tác phẩm của Hà Mạnh Thắng đi qua 4 mùa, trong đó mùa thu hiện diện ở gần một nửa số tác phẩm.

Cuối năm 2021, Hà Mạnh Thắng có triển lãm “Đối cảnh” - các câu đối/ bài thơ xưa được sưu tầm và trưng bày cùng những bức tranh mới vẽ, còn là một đối cảnh của cảm xúc, một “đối chứng” của cảm hứng.

Chứng kiến hao mòn, phôi pha của thời gian diễn ra ngay trên các bề mặt, họa tiết và cổ vật, Hà Mạnh Thắng thừa nhận sau chính các tìm tòi, khám phá về hình ảnh, màu sắc và đa tầng ý nghĩa của từng tác phẩm đã đưa anh tới phong cách vẽ trừu tượng.

Ông Lý Đợi nhận xét rằng, Hà Mạnh Thắng thuộc số ít họa sĩ thích sự thay đổi trong sáng tác. Quan sát công việc của anh chừng 15 năm qua, sẽ thấy rõ điều này.

Nếu so với triển lãm “Khói sóng” năm 2015, rồi “Phong cảnh/Tâm cảnh” năm 2019, thì “Đối cảnh” là sự thay đổi khá nhiều.

Từng theo đuổi bút pháp hiện thực, rồi hiện thực hoài nghi, đến biểu hiện, trừu tượng, rồi trừu tượng - biểu hiện… trong mỗi ngôn ngữ, Hà Mạnh Thắng bắc nhịp cầu với quá khứ, để truy vấn, mỉa mai, phản tư hiện tại hoặc ngược lại.

Đam mê khám phá vốn di sản và văn hóa truyền thống, Hà Mạnh Thắng còn đi sâu vào lĩnh vực cổ vật. Bởi vậy, anh có thêm những chiêm nghiệm về các sắc độ văn hóa để chuyển tải trong “Đối cảnh”.

Hoạ sĩ vẽ thơ ảnh 4
Mặt sau bức tranh hiện những dòng thơ.

Công chúng thấy lạ lẫm, khi hội họa hiện đại được phối kết với truyền thống, từ hoành phi câu đối, trướng ngăn tới các bức chạm khắc, phù điêu. Hiện đại là những bức tranh mới vẽ, còn thơm mùi dầu được treo cạnh những báu vật thời gian để tạo ra những sự nghịch lý.

Triết lý âm - dương và thế giới tâm linh, siêu nhiên gắn chặt đời sống hàng ngày của mỗi người. Trong tranh Hà Mạnh Thắng, xung đột hiện diện trong thế lưỡng phân, giữa hai thế giới tâm linh và thực tại, để từ đó thiết lập một trạng thái cân bằng hài hòa.

Thực tế này thể hiện đậm nét trong chuỗi tác phẩm mới của nghệ sĩ, nay có sự hiện diện của những “sơn son thếp vàng”. Ở đây chỉ nói một ý nhỏ, đó là các câu đối/bài thơ xưa được sưu tầm và trưng bày cùng, như là một đối cảnh của cảm xúc, một “đối chứng” của cảm hứng. Tạm gọi là họa hình dẫn chứng.

“Khi để chúng đối cảnh với nhau, người xem sẽ thấy thú vị vì sự hòa trộn giữa kế thừa, phản tư và cợt nhả. Câu hỏi được đặt ra là những “sơn son thếp vàng” kia thì nên kế thừa hoặc thay đổi, phủ nhận? Phải chăng lịch sử cũng đang có nhiều tình huống và tình thế giống như vậy?”, nhà nghiên cứu phê bình Lý Đợi cho hay.

“Vẽ về thơ, về mùa, lại chọn bút pháp trừu tượng là chủ đạo, mới nhìn tưởng chúng hơi đơn điệu, cũng dễ hiểu. Nhưng xem kỹ, cũng như ngẫm ngợi thêm các câu thơ đậm chất điền viên, có thể thấy “Kìa non non, nước nước, mây mây” đã triển khai khá trọn vẹn ý niệm của mình”, Nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi.

Bài liên quan
Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam xét tuyển bổ sung 2022
(GDTĐ) - Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam xét tuyển bổ sung 2022 bằng hình thức xét điểm thi tôt nghiệp từ 25,56.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Mạnh Thắng và những bức tranh thơ