Huỷ xếp hạng di tích: Câu chuyện nhìn từ hai phía

T. Hoà | 23/11/2021, 14:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định hủy bỏ việc xếp hạng đối với hai di tích lịch sử - văn hóa, do bị xây dựng mới và không thể phục hồi giá trị ban đầu.

Khi nhà nước hay bất kỳ địa phương nào ra quyết định xếp hạng di tích, cũng đều quan tâm đến các yếu tố chân xác của lịch sử. Tính toàn vẹn của di tích là khuôn mẫu buộc phải gìn giữ, để tôn vinh các giá trị di sản mà tiền nhân để lại.

Nhà nước không chỉ quản lý mà còn phải sát sao trong việc bảo vệ di tích. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự chểnh mảng của các cấp quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới di tích bị huỷ hoại.

Trong trường hợp nhà thờ họ Lê Hữu thể hiện rõ điều này. Khi người dân phá bỏ di tích, chính quyền ở đâu - để khi họ đưa vào sử dụng, mới đau lòng nhận lấy quyết định huỷ xếp hạng?.

Còn một thực tế mà ít người nói ra vì khá tế nhị, đó là sự phiền hà khi được (bị) xếp hạng di tích. Những nhiêu khê trong việc quản lý, phân cấp, phân quyền và đặc biệt phức tạp trong các quy trình phê duyệt trùng tu - đã khiến một số dòng họ có công trình được xếp hạng di tích cảm thấy không thoải mái.

Không loại trừ có dòng họ cố tình huỷ hoại di tích để “thoát” việc xếp hạng. Cho nên, việc nâng cao nhận thức của cấp chính quyền địa phương và người dân là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Đồng thời, ngành văn hoá nên điều chỉnh các quy định sao cho hài hoà - giữ được giá trị di tích nhưng cũng tạo sự thoải mái về tâm lý đối với tập thể và cá nhân liên quan đến di sản.

Hoà Trần

Bài liên quan
Chiêm ngưỡng Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới
(GDTD) - Hoàng thành Thăng Long là quần thể kiến trúc đồ sộ được xây dựng bởi nhiều triểu đại. Đây là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Năm 2010, UNESCO công nhận nơi đây là Di sản văn hóa thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huỷ xếp hạng di tích: Câu chuyện nhìn từ hai phía