Đồng thời, cần hiểu về lợi thế cũng như nhược điểm và và rủi ro của công cụ AI. Cần biết cách thẩm định chất lượng thông tin thu được và lưu ý về tính bảo mật thông tin, độ riêng tư của thông tin cá nhân.
TS Phạm Lê Thu Nga cũng khuyến cáo về các ảnh hưởng của việc sử dụng AI quá nhiều đến tính sáng tạo và khả năng học thuật. Cần kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin trả lời.
Coi ChatGPT như một người bạn, tuy nhiên TS Đặng Xuân Thu – giảng viên Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường ĐH Hà Nội; giảng viên Trường ĐH La Trobe, Victoria và Trường ĐH Torrens (Úc) khuyến nghị, không nên sử dụng AI – ChatGPT trong các trường hợp:
Thứ nhất, khi làm tìm hiểu thông tin cho bài tập lớn có đánh giá vì khó kiểm soát được độ chính xác của thông tin thu được từ ChatGPT.
Thứ hai, không sử dụng các công cụ dịch khi làm bài kiểm tra ngoại ngữ.
Thứ ba, không sử dụng để viết bài tập lớn (assignment), viết code hay tái tạo lại một tác phẩm nghệ thuật.
Thứ tư, không sử dụng các nội dung từ AI mà không tuyên bố hay trích dẫn.