Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Tư vấn Singapore công bố vào năm 2021, khoảng 56% giáo viên cho biết họ bị choáng ngợp với công việc của mình. Khi đối mặt với những vấn đề này, các tổ chức có xu hướng tìm đến nói chuyện với từng nhân viên để khắc phục vấn đề thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.
Trong khi, việc gặp một nhà tâm lý học hoặc cố vấn có thể tốn kém và mất nhiều thời gian chờ đợi. Vì vậy, sử dụng các chatbot AI được coi là một phương tiện hỗ trợ sức khỏe và tinh thần tối ưu nhất.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, các chatbot AI về sức khỏe tâm thần mang lại ảo giác về sự trợ giúp và thiếu bằng chứng chứng minh tính hiệu quả và an toàn của chúng đối với sức khỏe tâm thần.
Kỹ năng giao tiếp của nó khá hạn chế, cũng như lời khuyên trị liệu của nó. Thật khó để cảm thấy được kết nối với một chatbot về sức khỏe tâm thần do câu trả lời của chatbot là những cụm từ tư vấn cơ bản và đôi khi hoàn toàn bỏ sót ý chính của cuộc trò chuyện.
Trong cuộc trò chuyện với một người đã dùng thử Wysa, một giáo viên đã chia sẻ: “Mặc dù tôi có thể thấy rằng nó có thể mang lại lợi ích là có thể truy cập bất cứ lúc nào, nhưng có vẻ như đó không phải là một lời trả lời hợp lệ dành cho giáo viên".