Làm gì để kịch nói có người nghe?

T. Hoà | 26/10/2021, 11:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sự kiện kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam được đông đảo giới nghệ sĩ quan tâm. Rất nhiều ý kiến cho rằng, phải nhanh chóng đổi mới tạo đột phá cho sân khấu kịch nói phát triển.

Thì xin thưa! Đó không phải là đổi mới, và cũng không thể tạo đột phá. Những điều này chúng ta đã làm, đang làm và chẳng có hiệu quả gì giúp cho sân khấu sáng đèn và ăm ắp khán giả như những năm 80 - 90 của thế kỷ trước.

Một trong những nguyên chính khiến cho nền sân khấu cũng như kịch nói thưa vắng khán giả chính là sự dịch chuyển của nhu cầu xã hội. Càng hiện đại, càng nhiều loại hình lẫn phương thức giải trí phong phú, hà cớ gì người ta phải đến sân khấu kịch ở khoảng thời gian cố định?.

Một thời gian dài hoạt động theo chỉ tiêu, trên rót xuống nhiều thì dựng nhiều vở, rót ít thì dựng cầm chừng. Sự trì trệ này kéo dài trong nhiều năm khiến các nghệ sĩ ở nhà hát công lập bị bào mòn tài năng.

Rồi tâm lý “thầy già vẫn sợ con hát trẻ” đã khiến cho tư tưởng táo bạo lỡ mất thời cơ. Đến khi muốn đổi mới, thì ý tưởng hay đã thành lỗi thời. Đó là chưa nói đến tệ bè phái “yêu nâng vai chính - ghét đè vai phụ”, khiến cho nghệ thuật bị ấm ức hơn là thăng hoa sáng tạo.

Đổi mới luôn là điều cần thiết của bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng nền sân khấu hay kịch nói. Tuy nhiên đổi mới theo phương thức nào để sân khấu (kịch nói) có người đến nghe luôn là một bài toán khó.

Và nhìn xa hơn, nếu có thu hút được khán giả thì làm gì để giữ chân họ mới là chiến lược trọn vẹn để tạo đột phá cho nền sân khấu.

Hòa Trần

Bài liên quan
Chiêm ngưỡng Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới
(GDTD) - Hoàng thành Thăng Long là quần thể kiến trúc đồ sộ được xây dựng bởi nhiều triểu đại. Đây là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Năm 2010, UNESCO công nhận nơi đây là Di sản văn hóa thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì để kịch nói có người nghe?