Để khẳng định lại điều này, một bác sĩ người Mỹ đã tuyển một số lượng lớn tình nguyện viên và chia họ thành 2 nhóm: Nhóm mang tất khi đi ngủ và nhóm không mang tất. Sau một thời gian dài thử nghiệm, dữ liệu cuối cùng cho tấy những người mang tất khi ngủ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon hơn và ít thức giấc hơn so với những người không mang tất. Nhà nghiên cứu này cũng nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng và kết luận rằng, sự truyền nhiệt từ bàn chân đến phần còn lại của cơ thể rõ rệt và nhanh hơn. Việc mang tất như một cách cung cấp năng lượng cho cơ thể và nhiệt độ chân có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ của tất cả mọi người.
Ban ngày, ánh nắng mặt trời rất dồi dào, các hoạt động của cơ thể chúng ta trong ngày sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiệt độ cơ thể trong ngày tăng lên, trung bình là 37 độ C. Nhưng khi chúng ta ngủ vào ban đêm, do quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm lại và bàn chân ngày càng xa tim khiến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể không được hiệu quả, điều này khiến cho đôi chân của chúng ta trở nên lạnh hơn, không cân bằng với nhiệt độ bên trên của cơ thể.
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của con người. Mất ngủ lâu ngày dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các vấn đề, dẫn đến một loạt bệnh. Đi tất khi đi ngủ là một trong những cách khắc phục chứng mất ngủ của con người, giữ ấm cho đôi chân, tránh thoát nhiệt và thúc đẩy tuần hoàn máu ở bàn chân. Vì đi tất khi đi ngủ mà nhiệt độ bàn chân sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài, do đó bạn sẽ ngủ ngon hơn và giảm thiểu nguy cơ cảm lạnh vào ban đêm.
Tất nhiên, tuổi thọ của một người được quyết định bởi nhiều yếu tố, từ gen bẩm sinh đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, tình trạng bệnh lý… Không có nghĩa là đi tất khi ngủ có thể trực tiếp kéo dài tuổi thọ của một người.