Theo một số nghiên cứu, quế còn có tác dụng giảm các hợp chất độc hại tiềm ẩn trong cơ thể, giúp cho máu lưu thông dễ dàng, vì thế loại gia vị này rất an toàn cho sức khỏe.
Hạt tiêu
(Ảnh minh họa)
Có tính nóng, giúp ủ ấm cơ thể, được cho vào các món ăn, đặc biệt là các món có mùi tanh. Độ hăng cay càng nhiều, độ ấm càng cao. Tuy nhiên, đây là thực phẩm có độ cay ảnh hưởng dạ dày nên dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt tiêu hữu ích với người bị bệnh hen nhất là khi trở trời. Chính vì tính cay nóng tốt nên chúng ta nên chú ý đến liều lượng sử dụng. Đặc biệt dùng cho những người bệnh về dạ giày.
Hành tây
(Ảnh minh họa)
Hành tây là gia vị không thể thiếu trong các món canh củ quả, súp, cà ri... là những món ăn nóng được ăn nhiều trong thời tiết lạnh, bởi hành tây chính là loại thực phẩm có nhiều thành phần giúp cơ thể bạn tránh xa các bệnh cảm lạnh, đau họng.
Bên cạnh đó, hành tây còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể đổ mồ hôi và bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề sức khỏe vào mùa đông, giữ ấm cơ thể.
Nghệ tươi
(Ảnh minh họa)
Nghệ tươi có tác dụng chống lại vi khuẩn, kháng viêm mạnh… Đặc biệt, curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Thêm nghệ vào bữa ăn hàng ngày giúp chống lại virus, vi khuẩn hiệu quả, đồng thời cải thiện triệu chứng cảm lạnh và ho.
Lưu ý: Những gia vị trên đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ dùng liều lượng vừa phải, vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể. Điển hình, dùng nhiều đồ nóng sẽ gây nhiệt cơ thể, dễ gây các bệnh trĩ, phát mụn nhọt, làm mờ mắt, ảnh hưởng gan thận...
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 10 loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh.