Dự án của Golden State đang xây dựng nhiều năm tại Central Valley sẽ một ngày nào đó nối San Francisco tới Los Angeles trên những chuyến tàu đi 200 km/h nếu họ được hỗ trợ tiền chi phí xây dựng hoàn toàn - lên tới 100 tỷ USD. Brightline dự kiến quỹ công sẽ chi trả 1/3 trong số 12 tỷ USD để xây dựng đoàn tàu ở Southwest với phần còn lại tới từ các nhà đầu tư tư nhân.
Những đề xuất tuyến tàu cao tốc ở những bang khác của đất nước, như là chặng Portland-Seattle-Vancouver và Dallas-Fort Worth-Houston cũng đang phát triển giai đoạn đầu và đang tìm kiếm tài trợ để thực hiện các bước tiếp theo.
Nguyên nhân do đâu
Trên khắp châu Âu và châu Á, tàu cao tốc đã trở thành một trong những phương tiện vận tải khá phổ biến. Người ta có thể đi từ Bắc Kinh đến Hong Kong chỉ bằng 9 tiếng tàu cao tốc, hoặc từ Madrid đến Barcelona với 3 tiếng. Vậy vì sao Mỹ lại chậm chân tới vậy?
Nguyên nhân khó khăn thì có rất nhiều, từ sự phản đối của các chính trị gia cho đến sự vận động hành lang của những hiệp hội, tập đoàn hàng không, xe hơi... Việc tham gia của người chơi mới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người trong mảng giao thông vận tải, du lịch, năng lượng.
Giới trẻ Mỹ ngày nay dần không còn quan tâm đến xe cộ mà để ý nhiều đến môi trường, khí hậu trái đất hơn. Thêm nữa, gánh nặng kinh tế khiến nhiều người cảm thấy không còn thoải mái với việc di chuyển bằng xe hơi hay máy bay vốn quá tốn kém. Tình trạng này ngày càng phổ biến hơn khi Trung Quốc đầu tư thành công mạng lưới tàu cao tốc kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008.
Số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy hiện nền kinh tế thứ 2 thế giới đã có hơn 24.000 km đường tàu cao tốc với hơn 1,7 triệu hành khách mỗi năm. Trong khi đó tại Châu Âu, những chuyến tàu chạy nhanh tới 322km/h đã trở thành chuyện thường và đáng ganh tỵ với giới trẻ Mỹ.
Với tốc độ hơn 300 km/h, bạn có thể đi từ New York đến Chicago chỉ trong 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên với tốc độ tàu hiện nay của Mỹ thì bạn sẽ phải mất đến 20 tiếng", chuyên gia Juliet Eldred trong ngành đường sắt tại Mỹ ngán ngẩm nói.
Mặc dù không thay thế được hoàn toàn xe hơi lẫn máy bay nhưng chắc chắn tàu cao tốc thải ít khí thải nhà kính cũng như thuận tiện hơn so với các chuyến bay ngắn. Thay vì tốn hàng giờ tại các sân bay xa trung tâm thì người dân có thể đến trực tiếp các sân ga tàu cao tốc ngay nội đô.
Tuy nhiên có lẽ người Mỹ đã quá quen dùng xe hơi và may bay khiến việc phát triển tàu cao tốc bị bỏ bê. Mọi việc chỉ bắt đầu thay đổi khi Trung Quốc và Châu phát triển mạnh đường sắt và nhận được những lợi ích rõ ràng trong bối cảnh giá xăng dầu biến động và phong trào bảo vệ môi trường dâng cao.
Nguồn: Forbes