Nga và Thổ Nhĩ Kỳ âm thầm tranh giành Biển Đen?

Thu Hằng | 03/09/2023, 21:35
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dinh thự mùa hè của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bocharov Ruchey, là cung điện xây dựng từ thời nhà lãnh đạo Stalin, nằm ngay bên bờ Biển Đen.

Omer Celik, người phát ngôn đảng AK cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng “sau chuyến thăm này có thể có những diễn biến và giai đoạn mới' có thể đạt được.”

Tầm nhìn cạnh tranh

Tuy nhiên, đằng sau cuộc thảo luận về sự đồng thuận và thỏa hiệp là hai tầm nhìn cạnh tranh nhau về Biển Đen.

Sergey Radchenko, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins, cho biết: “Người Nga có khả năng can thiệp vào hoạt động vận chuyển của Ukraine và họ đang làm điều này. Họ nghĩ rằng họ đang ở vị thế có thể áp đặt một cách hiệu quả một cuộc phong tỏa hải quân đối với Ukraine và họ có thể thực sự thành công”.

“Biển Đen đã là đối tượng trong tham vọng của Nga từ nhiều thế kỷ trước và ở thời kỳ nước Nga đế quốc, nước này đã không ngừng đụng độ với Đế chế Ottoman, nhiều đến mức vẫn có những ảo tưởng mang tính dân tộc chủ nghĩa về việc Biển Đen vẫn là một ‘hồ của Nga’.”

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát các eo biển chiến lược Bosphorus và Dardanelles – nối liền Biển Đen và Địa Trung Hải.

Ryan Gingeras, Giáo sư về an ninh quốc gia tại trường Trường cao học Hải quân Mỹ, cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ đã đảm bảo rằng nước này có mối quan hệ tốt với cả Nga cũng như Ukraine”.

Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối đi theo các đồng minh NATO áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga. Thay vào đó, họ tận dụng chiết khấu để tăng nhập khẩu sản phẩm dầu lên 25,5 triệu thùng trong tháng 7 - tăng từ mức chỉ 11,6 triệu thùng trong cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, những nỗ lực mới nhất của Moskva nhằm phá vỡ nền kinh tế Ukraine cũng đang tác động tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Đã có cảnh báo về việc tăng phí bảo hiểm đối với các tàu hoạt động trong khu vực, khiến việc vận chuyển dầu thô và các hàng hóa khác từ các cảng của Nga trở nên tốn kém và nguy hiểm hơn.

Đồng thời, nguồn cung ngũ cốc không còn đến được các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ nữa - thay vào đó, Nga cam kết phân phát miễn phí cho một số quốc gia châu Phi được chọn như một phần của các thỏa thuận.

Điều đó đang cướp đi nguồn năng lượng giá rẻ cũng như thị trường nhập khẩu nông sản sinh lợi của Ankara. Giá lương thực và năng lượng tăng cao đang tàn phá nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Đô đốc Mỹ đã nghỉ hưu James Stavridis, từng là chỉ huy đồng minh tối cao của NATO ở châu Âu, đã cảnh báo rằng các quốc gia phương Tây khác có thể bị lôi kéo vào [Biển Đen] nếu vấn đề không được giải quyết sớm.

Ông nói: “Nếu Nga bắt đầu bắt giữ các tàu hoặc tìm cách xua đuổi, tôi nghĩ có khả năng NATO sẽ phản ứng bằng cách hỗ trợ một hành lang nhân đạo cho việc vận chuyển hàng hóa". Ông cho rằng liên minh này có thể bảo vệ các tàu đi và đến cảng Odesa của Ukraine “bằng máy bay chiến đấu của NATO trên đầu và có thể cả tàu chiến của NATO hộ tống."

Theo Dimitar Bechev, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ tại Trường Nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đại học Oxford, Ankara không muốn từ bỏ quyền kiểm soát và chứng kiến​​ các cường quốc phương Tây tiến vào sân sau của mình.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ âm thầm tranh giành Biển Đen? - Ảnh 3.

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nước duy nhất trên thế giới hiện đã thành công trong việc có quan hệ bình đẳng với Moskva. Ảnh: AFP/Getty Images

Ban đầu, Ankara đã mời Tổng thống Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán, trước khi ông Erdogan xác nhận rằng, thay vào đó ông sẽ thực hiện chuyến hành trình tới Nga.

Ông Erdogan dường như đang tự mình lập lại trật tự, và thuyết phục người đồng cấp Nga chơi theo luật.

Theo Cihat Yaycı, cựu Đô đốc hải quân, người có công phát triển học thuyết Tổ quốc Xanh của Thổ Nhĩ Kỳ - một lộ trình được thiết kế để khôi phục quyền lực tối cao của nước này trên biển - nếu Ankara không làm được thì không ai có thể làm được.

“Nga là đối tác kinh tế lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ; Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác kinh tế lớn thứ ba của Nga. Họ có thể làm tổn hại lẫn nhau, vì vậy đó là lý do tại sao họ có thể hình thành một mối quan hệ bình đẳng và cân bằng”, ông Yaycı nói với tờ Politico.

"Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ độc đáo, là nước duy nhất trên thế giới hiện đã thành công trong việc có quan hệ bình đẳng với Moskva", ông nói.

Theo Báo Tin Tức
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nga-va-tho-nhi-ky-am-tham-tranh-gianh-bien-den-20230903124552766.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nga-va-tho-nhi-ky-am-tham-tranh-gianh-bien-den-20230903124552766.htm
Bài liên quan
'Tiếng Nga ở châu Á': Cầu nối văn hóa và tri thức khoa học
Ngày 25/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Liên bang miền Đông Bắc mang tên M.K.Ammosov (Liên Bbng Nga) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Tiếng Nga ở châu Á” lần thứ III.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ âm thầm tranh giành Biển Đen?