Những 'đại kỵ' khi ăn ốc cần tránh kẻo rước họa vào thân

30/07/2023, 14:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi ăn ốc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong ốc chứa nhiều natri, khi hàm lượng natri cao sẽ khiến tình trạng bệnh đái tháo đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, đối với những người bị các bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

Người bị bệnh gout, viêm khớp

Báo Lao động dẫn nguồn tờ Webmd cho biết, ốc là nguồn cung cấp nhiều chất đạm và ca nxi. Do đó, đối với những người bị bệnh g out, không nên sử dụng ốc trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh.

Ốc là món khoái khẩu của nhiều người nhưng không phải ai cũng ăn được

Ốc là món khoái khẩu của nhiều người nhưng không phải ai cũng ăn được

Người bị dị ứng

Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này.

Hoặc nên sử dụng một lượng nhỏ để quan sát dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.

Chế biến ốc kỹ trước khi ăn

Trên báo Vietnamnet, Bác sĩ Phan Thị Thu Phương - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) cho biết, ốc nước ngọt như ốc vặn, ốc nhồi… được nhiều người yêu thích. Nhưng ít ai biết rằng ăn không đúng cách sẽ gây ngộ độc, dị ứng hoặc nấu không chín kỹ sẽ bị nhiễm ký sinh trùng ẩn náu trong ốc.

Theo bác sĩ Phương, ốc là loài thủy sinh, sống ở trong bùn. Bình thường, người dân mua hoặc tự đi bắt về cần ngâm nước cho ốc nhả hết bùn, sau đó mới rửa sạch, chế biến. Tuy nhiên, nhiều nơi chế biến ốc không sạch và còn luộc tái vì khách không thích ốc chín kỹ bị dai, khô. Các ký sinh trùng bám trụ bên trong ốc có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người theo đường ăn uống.

Ốc chưa chín kỹ nhất là luộc bằng hơi không tiêu diệt ấu trùng, ký sinh trùng, người ăn có thể vô tình đưa sán vào. Đặc biệt, trong ốc cũng có thể chứa ấu trùng sán lá gan lớn. Vật chủ trung gian là: ốc họ Lymnaea chủ yếu sống ở châu Phi.

Vì vậy, bác sĩ Phương khuyến cáo, bạn cần đi khám chuyên khoa ký sinh trùng nếu có triệu chứng đau bụng vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị ‐ mũi xương ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ dữ dội, cũng có khi không đau bụng và cảm giác như đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn…

Lưu ý, khi ăn ốc, người chế biến cần rửa sạch nhiều lần, vớt bỏ hết những ốc chết, thối. Khi mua ốc, thấy miệng ốc đầy, nhiều ốc bò bám xung quanh là ốc tươi. Nếu trên thân ốc có váng vàng, dầu mỡ là ốc ở nơi ô nhiễm, tuyệt đối không ăn.

Hạ An(Tổng hợp)

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/nhung-dai-ky-khi-an-oc-can-tranh-keo-ruoc-hoa-vao-than-ar809253.html
Copy Link
https://vtc.vn/nhung-dai-ky-khi-an-oc-can-tranh-keo-ruoc-hoa-vao-than-ar809253.html
Bài liên quan
Loại quả giảm táo bón lại cải thiện độ đàn hồi da, phụ nữ sau tuổi 30 càng nên dùng
Loại quả này rất giàu chất xơ, kích thích nhu động ruột, được ví là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng, giúp kiểm soát các gốc tự do và kìm hãm sự phát triển của nếp nhăn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những 'đại kỵ' khi ăn ốc cần tránh kẻo rước họa vào thân