Vành đai 2 TP HCM đoạn kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, quốc lộ 1 (thuộc TP Thủ Đức) được TP HCM dự kiến thi công trở lại ngay trong năm nay.
Dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, quốc lộ 1 có tổng vốn đầu tư BT hơn 2.765 tỷ đồng, với thời gian thực hiện 2015 - 2023. Dự án tạm ngưng thi công từ 2020 do vướng một số thủ tục pháp lý. Dự án này hoàn thành sẽ khép kín đường Vành đai 2 của thành phố.
Đây là nút giao thông lớn nhất TP HCM. Dự án này được khởi công vào cuối tháng 12/2022.
Nút giao An Phú là dự án tháo gỡ điểm nghẽn về ùn tắc giao thông ở khu vực phía đông TP HCM, được phê duyệt ngày 28/3/2022 với tổng mức đầu tư 3.408 tỷ đồng.
Theo đó, dự án sẽ đầu tư xây dựng một nút giao thông khác mức hoàn chỉnh ba tầng tại khu vực nút giao đường dẫn cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ.
Quy mô mặt cắt ngang phần đường từ 10 đến 12 làn xe, phần hầm 4 làn xe chạy hai chiều, các cầu vượt mỗi nhánh 2 làn xe. Dự án cũng xây dựng một số cầu, cầu bộ hành và hạng mục khác để đồng bộ tại khu vực nút giao này. Toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành vào 30/4/2025.
Đây là tuyến cao tốc duy nhất đang khai thác tại TP Thủ Đức. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) huy động nguồn lực để mở rộng cao tốc này.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch với quy mô 10 làn xe.
Hiện tại, giai đoạn 1 của dự án với quy mô 4 làn xe đã được VEC đầu tư và đưa vào khai thác năm 2016. Theo tính toán, phạm vi cao tốc từ TP HCM (nút giao An Phú) đến Long Thành (nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) dài khoảng 26 km đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải.
Trước đó, VEC cũng đã đề xuất tự bố trí nguồn vốn khoảng 14.700 tỷ đồng để mở rộng tuyến cao tốc này lên 8 - 10 làn xe. Thời gian thực hiện từ quý IV/2022 đến quý I/2026.
Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Theo tìm hiểu, hiện TP HCM và các địa phương liên quan đang nghiên cứu phương thức, phương án đầu tư cao tốc này trình cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy hoạch, đoạn qua TP Thủ Đức dài khoảng 1,5 km, từ nút giao Gò Dưa (đường vành đai 2) đi trên cao đến giáp ranh tỉnh Bình Dương, chi phí đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.
Tuyến cao tốc này là công trình quan trọng kết nối giao thông giữa các tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương với TP HCM, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.