Tiếng Ấn - Âu nguyên thủy hay Sơ ngữ Ấn - Âu (Proto-Indo-European, viết tắt) là một ngôn ngữ phục dựng, được coi như tiền thân của mọi ngôn ngữ Ấn-Âu.
Được gọi tắt là PIE, ngôn ngữ này được sử dụng từ khoảng năm 4500 - 2500 trước Công nguyên.
Nhiều công sức đã được đổ vào việc phục dựng PIE hơn bất kỳ ngôn ngữ nguyên thủy nào khác. Ngày nay, đây là ngôn ngữ nguyên thủy được hiểu sâu và kỹ hơn cả. Đại đa số nghiên cứu ngôn ngữ trong thế kỷ 14 đều dồn vào việc tái dựng PIE và những ngôn ngữ nguyên thủy con của nó (như ngôn ngữ German nguyên thủy).
Nhóm người Ấn - Âu nguyên thủy dần tách biệt nhau do di trú, các phương ngữ của PIE dần trải qua thay đổi ngữ âm và âm vị, cùng sự biến đổi về hình thái. Từ đó, trở thành những ngôn ngữ riêng biệt. Những ngôn ngữ cổ này tiếp tục phân tách để tạo ra các ngôn ngữ Ấn - Âu hiện nay.
Copt
Các nét chữ của tiếng Copt dựa trên bảng chữ cái Hy Lạp có bổ sung thêm các chữ cái mượn từ "chữ Bình Dân cổ Ai Cập" (Egyptian Demotic, tiếng Ai Cập Thông dụng). Copt là chữ viết đầu tiên được sử dụng cho ngôn ngữ Ai Cập.
Tiếng Copt đã thay thế phong cách viết chữ tượng hình, dễ nhận biết khi Cơ đốc giáo truyền bá khắp Ai Cập vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Nó phát triển mạnh mẽ cho đến khi tiếng Ả Rập trở thành ngôn ngữ thống trị ở quốc gia này vào thế kỷ thứ 7. Sau đó, tiếng Copt dần biến mất trong cuộc sống hằng ngày.