"Phổ hiếu kỳ" giúp học sinh đối thoại với nghệ thuật

Trần Hoà | 10/05/2022, 09:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để học sinh khám phá mối giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học, nhóm nghệ sĩ tổ chức triển lãm mang tên “Phổ hiếu kỳ”.

Khám phá từ sự kiếu kỳ

Từ 3 ví dụ đó, các nghệ sĩ của triển lãm “Phổ hiếu kỳ” nhận thấy khoa học - nghệ thuật không hề tách rời hay đối lập. Dù chúng có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác biệt, nhưng rõ ràng cả hai đều có nhiều điểm tương tác, hỗ trợ và giao thoa lẫn nhau.

Ở tầng căn bản nhất, khoa học và nghệ thuật đều là những biểu hiện cho nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kỳ của bộ não con người. Bên cạnh việc sáng tác, sự hiếu kỳ đó cũng là cội rễ cho nhu cầu chu du tới các miền đất lạ để sưu tập và trưng bày những tiêu bản và hiện vật.

pho-hieu-ky-2.jpg
“Chiếc ghế trống” của nghệ sĩ Bàng Nhất Linh.

Từ thế kỉ 16, mô hình bảo tàng bắt nguồn từ châu Âu dưới cái tên “căn buồng hiếu kỳ” (cabinet of curiosities). Đó vốn là những phòng riêng của giới hoàng thân quý tộc, thu thập và bày biện những thứ hiếm lạ họ sưu tập được – từ đồ cổ, da thú, hoa cỏ đến các dụng cụ khoa học và tác phẩm nghệ thuật.

Ở thế kỷ 21, trí tò mò của chúng ta đã không còn nhất thiết phải xoay quanh những bộ tác phẩm hay hiện vật tại gia. Bởi vậy, triển lãm “Phổ hiếu kỳ” như sự hồi đáp và mở rộng khái niệm “căn buồng hiếu kỳ” thuở xưa. Đồng thời vay mượn những góc nhìn của các nghệ sĩ - khoa học gia, để học sinh nở rộng góc nhìn và đối thoại với nghệ thuật.

Nhóm giám tuyển đã chọn ra 8 điểm hiếu kỳ trên phổ giao lộ khoa học - nghệ thuật, để tạo thành 8 khu vực sắp xếp 46 bộ tác phẩm từ 26 nghệ sĩ, dàn trải ra hai khuôn viên trường học. Mỗi điểm này là một không gian, một chủ đề hay một lĩnh vực. Trong đó, các tác phẩm nghệ thuật tương tác với một hoặc nhiều bộ môn khoa học trong quá trình nghiên cứu, sản xuất hay trình bày.

Bộ ảnh của Nguyễn Thị Thanh Mai mượn những mảnh tóc của chính nghệ sĩ làm phương tiện chiêm nghiệm về nghi lễ, thời gian và ký ức. Cặp video - sắp đặt của Tristan Lim lấy cảm hứng từ hiện tượng bóng đè và giao thoa những biểu tượng về ác mộng trong mỹ thuật và khảo cổ học - để thảo luận về các sức ép vật lý và tinh thần.

Bên kia tường là không gian cho máy móc. Bộ ba bức tranh của các nghệ sĩ Nguyễn Kim Thái, Lê Quý Tông và Bùi Công Khánh phân tích số phận chiếc động cơ xe lửa của Việt Nam để đặt ra câu hỏi về đích đến và hệ quả của những sáng chế này.

Ở một góc nhìn khác, tác phẩm của Nguyễn Trần Ưu Đàm sử dụng công nghệ số để kết nối người với người trong quá trình đồng sáng tác xuyên lục địa, khai mở một chương bình thường mới hậu đại dịch Covid-19. Loạt tranh đơn sắc và đa sắc của Tuyền Nguyễn mời gọi công chúng bước vào thế giới của những “kỳ hoa dị thảo” được sinh ra trong trí tưởng tượng của nghệ sĩ khi bị giới hạn giữa đợt phong tỏa của đại dịch.

Một trong những tồn tại của nghệ thuật Việt Nam là những giới hạn trong tiếp cận, trẻ em lớn lên được tiếp xúc quá ít với nghệ thuật. Vậy nên với triển lãm này, nghệ sĩ muốn học sinh đối thoại với nghệ thuật thông qua mọi khía cạnh của triển lãm: Từ lựa chọn tác phẩm đến thiết kế không gian, từ cách viết vựng tập đến nội dung hoạt động giáo dục”.

Giám tuyển nghệ thuật Ace Lê.

Bài liên quan
Triển lãm ảnh “Delhi-Hà Nội: Cây cầu hữu nghị”
(GDTĐ) - Ngày 5/1, Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (SVCC), Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội và Hội Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ tại Hà Nội (HAVIFA) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh ““Delhi-Hà Nội: Cây cầu hữu nghị”.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Phổ hiếu kỳ" giúp học sinh đối thoại với nghệ thuật