Coi trọng vị trí, vai trò của trí thức, Ðảng, Nhà nước và ngành GD luôn tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ này đóng góp phát triển đất nước.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ nhân tài, trí thức trẻ vẫn còn khó khăn, vướng mắc. PGS.TS Lưu Quốc Đạt viện dẫn, hiện cơ chế tiền lương (theo ngạch bậc) chưa có tác dụng khuyến khích nỗ lực của người lao động cũng như thu hút nhân lực có chất lượng cao, chuyên gia, nhà khoa học trẻ từ nước ngoài về làm việc tại cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, chính sách thi đua, khen thưởng của cơ quan chức năng ít sự quan tâm đối với các trường tư thục. Nguồn kinh phí để hỗ trợ cho đội ngũ nhà giáo tham gia đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Một số cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực, trình độ chưa thật sự yên tâm công tác tại những khu vực, địa phương có ít điều kiện. Nguồn tài chính để đầu tư các thiết bị phục vụ nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực tiên tiến (AI, IoT, in 3D…) còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo thiếu cơ chế “đầu tư rủi ro” cho NCKH và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực mới, tiên phong. Mức kinh phí đầu tư cho hoạt động NCKH còn thấp, thủ tục lại phức tạp. Số cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học có trình độ thạc sĩ về giáo dục còn ít. Những cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ sau đại học tham gia sáng tạo, nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên, nhất là những nơi thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhiều địa phương thiếu nguồn giáo viên dạy ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng dân tộc.

Từ thực trạng trên, PGS.TS Lưu Quốc Đạt kiến nghị, Chính phủ cần tiếp tục rà soát và tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học triển khai và thực hiện hiệu quả cơ chế tự chủ. Đồng thời, tăng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ, viên chức và người lao động.

Đặc biệt, cần ban hành các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, môi trường làm việc để thu hút các nhà khoa học trình độ cao trong và ngoài nước về công tác tại các cơ sở giáo dục. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Tiếp tục cải cách chính sách khuyến khích, ưu đãi về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt... đối với trí thức làm việc ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, trí thức là người dân tộc thiểu số… Cần có hướng dẫn cho phép các đơn vị được ký hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ nhằm khắc phục vấn đề thiếu nhân sự tạm thời.

Trọng dụng đội ngũ trí thức ảnh 3
Tân sinh viên nhập học Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NTCC

Để tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, PGS.TS Nguyễn Quang Ngoạn - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định) đề xuất, cần có hành lang pháp lý rõ ràng hơn, tránh chồng chéo. Hiện nay, đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, Nhà nước cần tăng ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này, bởi đội ngũ trí thức giáo dục đại học là những “máy cái” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của đội ngũ trí thức trên toàn quốc.

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo – nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, hiện một số địa phương, lĩnh vực mới giải quyết được hai vấn đề mấu chốt của việc thu hút và trọng dụng nhân tài là: Cơ chế tuyển dụng và môi trường làm việc. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ theo diện đặc biệt vẫn hạn chế, vướng mắc. Muốn thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, cần có cơ chế “chiêu hiền đãi sĩ” phù hợp.

Với đội ngũ trí thức tài năng, nhất là với trí thức trẻ, cần tạo điều kiện cho họ vào những vị trí việc làm, ngành nghề phù hợp. Ở đó, họ có môi trường phát huy năng lực, sở trường. Nói cách khác, phải có “đất dụng võ” để trí thức chứng tỏ được tài năng, trí tuệ của mình. “Các cấp, ngành nhanh chóng tháo gỡ khó khăn này để các tỉnh, thành phố trên toàn quốc có thể tuyển dụng được trí thức trẻ. Đảng và Nhà nước cần có chính sách và chiến lược cụ thể hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài”, PGS.TS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Nguyễn Thị Lan (đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đề nghị, Chính phủ cần quan tâm, có chính sách đặc thù để khuyến khích đội ngũ trí thức khoa học đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu. Đây là lực lượng nòng cốt thúc đẩy đổi mới sáng tạo quốc tế quốc gia.

Để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chúng ta không thể không chú trọng đến những mô hình doanh nghiệp khởi nghiêp sáng tạo (Start up) và mô hình khởi nguồn công nghệ (Spin off); trong đó cần đặc biệt lưu tâm đến vai trò dẫn dắt, tiên phong to lớn của trường đại học, viện nghiên cứu - nơi không những đóng góp nhiều ý tưởng và công nghệ đột phá, mà còn cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước.

Đội ngũ trí thức giáo dục đại học là những “máy cái” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của đội ngũ trí thức trên toàn quốc. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ trí thức, ngành Giáo dục đã đưa ra các cơ chế chính sách đặc thù trong đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ trí thức của ngành.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trong-dung-doi-ngu-tri-thuc-post613509.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trong-dung-doi-ngu-tri-thuc-post613509.html
Bài liên quan
Tổng kết công tác xây dựng phát triển đội ngũ trí thức
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội. Đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trọng dụng đội ngũ trí thức