Tuy nhiên, ôngMarginson cho biết, trong tương lai dài hạn, từ 10 đến 20 năm, giáo dục đại học sẽ dịch chuyển về châu Á. Đông Á sẽ trở thành một trung tâm giáo dục lớn hơn hoặc tập hợp các trung tâm lớn hơn là các quốc gia mạnh về giáo dục quốc tế.
Đồng tình với GS Marginson, bà Anna Esaki-Smith, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn nghiên cứu Education Rethink, cho rằng, Coivd-19 có thể thúc đẩy mô hình giáo dục linh hoạt, nghĩa là sinh viên không chọn một quốc gia cụ thể để học tập. Thay vào đó, họ có thể đăng ký các chương trình liên kết quốc tế hay học từ xa.
Bà Anna lấy ví dụ, Hồng Kông, tại một thời điểm được đánh giá là trung tâm giáo dục toàn cầu với nhiều cơ sở giáo dục xếp hạng cao, chương trình dạy bằng tiếng Anh và thu hút nhiều sinh viên Trung Quốc đại lục. Đó từng là một nơi an toàn để học tập.
Tuy nhiên, sau dịchCovid-19 và các vấn đề khác, Hồng Kông đang dần trở nên kém hấp dẫn trong mắt sinh viên quốc tế. Mở rộng ra, việc chọn một quốc gia để du học là quyết định cần rất nhiều sự cân nhắc, tính toán, đôi khi là yếu tố ngăn cản sinh viên phát triển cơ hội học tập.
Bà Janet Ilieva, người sáng lập và Giám đốc Công ty tư vấn giáo dục Education Insight, nhận định: Dù tỷ lệ sinh viên quốc tế trên toàn cầu có thể bị đình trệ trong thời gian đại dịch, khả năng số lượng này sẽ tăng tốc trở lại khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ.
“Đồng thời, tính linh hoạt và phạm vi tiếp cận giáo dục sẽ được mở rộng, thậm chí xuyên biên giới. Điều này cho phép các trường đại học tăng số lượng chương trình đào tạo trực tuyến”, bà Janet cho biết.