Cùng với kiến trúc dạng tháp hiện đại, cầu Tứ Liên vừa được UBND thành phố yêu cầu các sở ngành hoàn thiện phương án đầu tư để khởi công trong thời gian tới - được thiết kế dạng dây văng xoắn với ý tưởng rồng bay lên.
(GDTĐ) - Ngày 31/7/2024 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ”.
Có 4 phương án được đưa ra để lựa chọn trở thành biểu tượng của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), trong đó nổi bật nhất là biểu tượng 5 con rồng cao 30 mét cùng quả cầu và tháp phun nước.
Công viên nước Thuỷ Tiên nổi tiếng với sự “ma mị” từng xuất hiện trên báo nước ngoài sẽ được bàn giao lại cho TP. Huế để chỉnh trang, làm đường đi bộ… sau khi hạng mục cuối cùng là tượng rồng khổng lồ bị đập bỏ.
Rồng xuất hiện độc lập trong nghệ thuật, thần thoại, văn hóa dân gian của nhiều quốc gia và nền văn minh trong suốt lịch sử. Sự đa dạng đó khiến nhiều người tò mò về nguồn gốc của sinh vật huyền thoại này.
Hơn 100 cổ vật từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn với hình tượng rồng trong cung đình, kiến trúc, tín ngưỡng, vật dụng sinh hoạt được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, quận 1.
Bộ tác phẩm “Vũ điệu Bách Long” được nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (Hải Phòng) hoàn thành trong 3 tháng. Từng tác phẩm gốm phù điêu toát lên vẻ tinh xảo qua từng đường nét, mang đậm giá trị truyền thống.
Người phương Đông lấy 12 con vật để gọi tên cho 12 năm. Và Rồng là con vật thần thoại, được gắn với biểu tượng của uy quyền, vua chúa. Tuy nhiên, dân gian vẫn sử dụng biểu tượng Rồng với mong muốn về sự phồn thịnh, may mắn và hạnh phúc.
(GDTĐ) - Linh vật của Việt Nam rất phong phú, là một phần không thể tách rời trong văn hóa truyền thống. Từ xa xưa, con Rồng đã có trong tâm thức người Việt với nhiều truyền thuyết linh thiêng mang ý nghĩa lớn lao về vũ trụ và nhân sinh.