Tuyên bố của SIPRI khiến thế giới bất an

Kiên Bùi | 13/06/2023, 15:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo SIPRI, chín cường quốc hạt nhân đang tăng hoặc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ khi xung đột Ukraine làm suy yếu chính sách ngoại giao.

Giám đốc SIPRI, Dan Smith cảnh báo rằng các chính phủ trên thế giới cần khẩn cấp tìm cách khôi phục ngoại giao hạt nhân và tăng cường kiểm soát quốc tế đối với vũ khí hạt nhân khi căng thẳng và sự ngờ vực tràn ngập các mối quan hệ địa chính trị kể từ khi cuộc xung đột Nga Ukraine bùng phát đầu năm 2022.

Cũng theo nguồn tin này, với tổng kho vũ khí hạt nhân 5.977 được triển khai, cất giữ hoặc dự trữ, Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với vũ khí hạt nhân chiếm khoảng 47% trong tổng số gần 13.000 vũ khí hạt nhân của thế giới.

Khoảng 1.590 loại vũ khí này đã được triển khai và sẵn sàng khai hỏa bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Và câu hỏi được giới quân sự phương Tây đặt ra là: Vì sao Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn như vậy?

Nga có nhiều hơn khoảng 550 đầu đạn hạt nhân so với Mỹ, quốc gia có 5.428 đầu đạn hạt nhân và có kho vũ khí lớn thứ hai trên thế giới.

Các siêu cường hạt nhân đã dần cắt giảm quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ kể từ cuối những năm 1980, đưa tổng số giảm từ hơn 61.000 vào giữa những năm 1980 xuống còn 48.162 với việc ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược I năm 1991, 35.914 với START II trong 1993 và 10.281 với New START vào năm 2010 (được gia hạn thêm 5 năm vào năm 2021).

Kho vũ khí hạt nhân lớn hơn của Nga cho phép nước này bù đắp cho năng lực thông thường của mình yếu hơn so với sức mạnh tổng hợp của Mỹ và NATO, về cơ bản lật ngược kịch bản của sự cân bằng quyền lực cũ thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu giữa Khối phương Tây và Khối Hiệp ước Warsaw do Liên Xô lãnh đạo.

Hiện tại, học thuyết hạt nhân của Nga cấm sử dụng vũ khí hạt nhân phủ đầu, với những vũ khí đáng sợ được coi là "chỉ như một phương tiện răn đe, việc sử dụng chúng là một biện pháp cực đoan và bắt buộc".

Cuối năm 2022, Tổng thống Putin đã công khai đưa ra ý tưởng thay đổi học thuyết hạt nhân thành học thuyết kiểu Mỹ, không có giới hạn đối với các cuộc tấn công phủ đầu. Tuy nhiên, không có bản cập nhật chính thức nào về học thuyết hạt nhân của Nga được công bố kể từ đó.

Lực lượng răn đe hạt nhân của Nga bao gồm nhiều hệ thống phóng khác nhau, trong số đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava, có tầm bắn lên tới 10.000 km và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-36 trên mặt đất, với tầm bắn lên tới 16.000km.

Nga cũng đã phát triển Burevestnik, một tên lửa hành trình thử nghiệm chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị đầu đạn thông thường hoặc khi cần có thể mang đạn hạt nhân. Tên lửa có tầm bắn không giới hạn.

Theo Giáo dục Thời đại
https://giaoducthoidai.vn/tuyen-bo-cua-sipri-khien-the-gioi-bat-an-post642804.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tuyen-bo-cua-sipri-khien-the-gioi-bat-an-post642804.html
Bài liên quan
Cận cảnh ngôi nhà 3 tầng của Á hậu Phương Nhi nằm ngay mặt tiền, trung tâm TP. Thanh Hóa - nơi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú
Căn nhà này hiện đang tấp nập người tới dựng rạp, chuẩn bị cho lễ cưới của Phương Nhi vào ngày mai 15/1.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyên bố của SIPRI khiến thế giới bất an