- Chữa hen phế quản, viêm khí quản mạn tính: Lá nhót, tỳ bà diệp, mỗi vị 15g, sắc nước uống.
- Hoặc dùng bài: Lá nhót sao vàng, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống, chiêu thuốc bằng nước ấm.
- Chữa hen suyễn: Lá nhót sao vàng, tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm để chiêu thuốc, liên tục trong 15 ngày là một liệu trình.
- Hoặc dùng bài: Lá nhót tươi 100g, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 10-15 ngày.
- Chữa chứng phế suyễn: Lá nhót sao vàng, tán mịn, mỗi lần uống 8g, chiêu thuốc bằng nước cơm.
- Chữa ho ra máu do lao phổi: Lá nhót tươi 24g, đường 15g, dùng nước sôi hãm như hãm trà, ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.
- Thuốc dùng ngoài, trị nhọt độc, các vết thương chảy máu: Lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
- Côn trùng đốt, ong đốt, rắn cắn: Lá nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt hòa với rượu uống, còn bã đem đắp vào nơi tổn thương.
Những lưu ý khi sử dụng lá nhót:
Phụ nữ có thai không sử dụng lá và rễ nhót. Trẻ em cũng nên hạn chế ăn nhót. Quả có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn nhiều nhót.
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Uống nước lá nhót có tác dụng gì?" rồi phải không. Lá nhót hay các bộ phận của cây nhót tuy có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng vẫn là những vị thuốc. Nếu bạn cần sử dụng lá nhót vào mục đích chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng nhé.
Vân Anh(Tổng hợp)