Vị Hoàng giáp được ba triều trọng dụng

Trần Hoà | 18/04/2023, 09:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đỗ đạt triều Lê, làm quan triều Tây Sơn, nhậm chức Đốc học triều Nguyễn - Hoàng giáp Bùi Dương Lịch được cả ba triều đại trọng dụng.

Kẻ sĩ nối tiếp nhau thành đạt ở đất Châu Hoan này không chỉ có tình nghĩa thân thiết mà phần lớn đã trở thành những bậc danh thần, tiếp bước rạng rỡ trên các trường thi”.

Những lời đánh giá đó ít nhiều cũng đã nói lên được công lao to lớn của Bùi Dương Lịch. Học trò của ông đã tìm cách sưu tầm sắp xếp các bài giảng của thầy để lưu truyền cho hậu thế. Trong các sách dạy học của ông, người ta chú ý đến một cuốn sách có tên là “Bùi gia huấn hài”.

Theo Viện nghiên cứu Hán Nôm, “Bùi gia huấn hài” - tức sách dạy trẻ của gia đình họ Bùi được ông biên soạn trong thời gian dạy học ở Thăng Long (trước năm 1787).

Đây là một cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho trẻ em những kiến thức phổ thông cơ bản nhất. Sách dày hơn 400 trang, gồm 3 phần riêng biệt, thể hiện được học vấn uyên bác của Bùi Dương Lịch.

Chính vì vậy mà “Bùi gia huấn hài” được Phan Huy Chú đánh giá trong “Lịch triều hiến chương loại chí” là đã “lược chép được đại yếu các sách tử sử và tính lý, lời gọn, ý rộng”.

Xuất phát từ thực trạng giáo dục lúc bấy giờ, là một người thầy - Bùi Dương Lịch nhận thấy việc dạy trẻ em thuộc lòng sách “Thiên tự” do Chu Hưng Tự - một người Trung Quốc thời nhà Lương biên soạn chẳng đem lại lợi ích gì.

Theo Bùi Dương Lịch, trẻ em tuy có trí nhớ tốt, nhưng hiểu biết còn non kém, nếu sách giáo khoa không có vần thì đọc không thuận miệng mà dễ sinh ra nản lòng, trong sách không giải thích rõ ý nghĩa thì trẻ sẽ hiểu biết lơ mơ mà nhận định không đúng.

Bởi vậy, ông soạn “Bùi gia huấn hài” là: “Tóm tắt những điều cốt yếu, trên từ việc sinh ra trời đất, người vật, tiếp đến thứ tự đế vương, kể rõ sự tích nước Việt ta lúc chia lúc hợp, rồi đến truyền thống về Đạo học, sau cùng đến phương pháp học của trẻ con.

Tất cả các kiến thức ấy đều chọn lọc trong lời của các bậc tiên nho đã phát minh và giảng rõ. Đó là muốn thuận theo tính trẻ con mà dạy dỗ, chứ không phải là dạy theo lối tắt” (lời Tựa).

Theo chuyên gia Viện nghiên cứu Hán Nôm, dù nói “đã phát minh và giảng rõ”, nhưng Hoàng giáp Bùi Dương Lịch vẫn góp ý kiến của riêng mình, nhất là từ phương pháp chọn lọc kiến thức của các bậc tiên nho.

Để lại nhiều tác phẩm quý

Vị Hoàng giáp được ba triều trọng dụng ảnh 3
Hoàng giáp Bùi Dương Lịch để lại nhiều tác phẩm có giá trị về khoa học, giáo dục, địa lý, phong tục.

Từ các tác phẩm mà Hoàng giáp Bùi Dương Lịch để lại, giới nghiên cứu còn cho rằng ông là một tác gia có nhiều tác phẩm rất giá trị. Nếu như qua các tác phẩm: Nghệ An ký, Yên Hội thôn chí, Lê quý dật sử, Bùi gia huấn hài… nhiều người chỉ đánh giá ông về mặt giáo dục và khoa học. Ở mảng thơ văn, các tác phẩm của ông dần được sưu tầm và giới thiệu rộng rãi.

Theo Viện nghiên cứu Hán Nôm, thơ văn của Bùi Dương Lịch hiện đã được dịch, có “Ốc lậu thoại”, gồm: Thơ mừng thi đậu, mừng thắng trận, nghe sấm, vịnh Cố đạo Tây, vịnh Hà Nội thất thủ, vịnh gàu tát nước, chùa Thầy, cửa Hàm Tử, Bài từ răn sĩ tử, Bài thuyết nói về việc bắt chuồn chuồn, đạo Phật…

“Bùi Tồn Trai liên văn” gồm hơn 700 đôi câu đối đề ở đền, miếu, đình, chùa, cung thành… tại các thôn, xã, tổng, huyện, trấn. “Thơ Bùi Dương Lịch” gồm 52 bài thơ vịnh cảnh, thơ vịnh phong thổ và thơ tức sự.

Cho đến nay, cuộc đời, sự nghiệp và hành trạng của Hoàng giáp Bùi Dương Lịch vẫn chưa hoàn toàn được giải mã rõ. Vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng tựu chung ông đã không gặp thời trên con đường quan lộ.

Làm tôi ba triều đại, bị mỉa mai “thay thầy, đổi chủ” nhưng qua một số tác phẩm của ông - hậu thế lại thấy những hoàn cảnh lịch sử đầy phức tạp mà một nhà khoa bảng - một danh sĩ phải thuận theo thời thế.

Theo các nguồn sử liệu, năm 1813 Bùi Dương Lịch cáo quan về quê dạy học. Năm 1828, ông qua đời ở tuổi 71 tuổi. Học trò của ông, có nhiều người đỗ đạt, làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Hiện tại xã Tùng Ảnh – quê hương Bùi Dương Lịch vẫn còn nhà thờ do những người học trò dựng trên khu đất vườn sau khi ông qua đời. Nhà thờ được công nhận di tích năm 1998. Theo hồ sơ, trong khuôn viên nhà thờ có tấm văn bia làm từ năm 1866 cao 0,9m, rộng 0,65m, dày 0,15m có trang trí hoa văn đẹp.

Bia do con rể ông là Nguỵ Thiện Phủ chế tác, công việc chưa xong thì ông qua đời, sau đó con trai ông là Bùi Thúc Kiên tiếp nối hoàn thành. Bài văn bia do Nguyễn Văn Siêu soạn gồm 500 chữ nhận xét cô đọng về cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng giáp Bùi Dương Lịch.

Bài liên quan
Lời cảnh tỉnh vua của Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản từ 200 năm trước
Làm thế nào để 'khuyến Liêm, chặn Tham' đã được Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản nêu ra từ gần 200 năm trước - đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vị Hoàng giáp được ba triều trọng dụng