Vượt đại dịch 'neo chữ' cho trẻ mồ côi

Hồ Phúc | 14/03/2022, 07:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều học sinh mồ côi, không còn hơi ấm mẹ, cha. Trong bối cảnh xót xa đó, các em luôn được giáo viên chủ nhiệm quan tâm, giúp đỡ trên chặng đường phía trước.

Cô Linh luôn động viên Lạc phấn đấu vươn lên trong học tập.

Cùng trò đến trường

Cũng có hoàn cảnh éo le như Hạ, nhưng với em Phan Gia Lạc, lớp 7A20 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, (thành phố Thuận An, Bình Dương) có phần đau xót hơn. Bởi, cả bố lẫn mẹ em đều qua đời vì dịch bệnh Covid-19.

Là giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 7A20 từ đầu năm học, đúng với thời điểm Bình Dương đang giãn cách xã hội nên cô Vũ Hoài Linh và trò chỉ gặp nhau khi học trực tuyến. Vừa nhận lớp được 2 ngày, cô Linh vô cùng bàng hoàng khi biết đươc tin bố của Phan Gia Lạc bị nhiễm Covid-19 và qua đời, không lâu sau đó mẹ em cũng không qua khỏi.

Từ hoàn cảnh đáng thương của trò, cô Linh đã chủ động làm đơn gửi lên Ban giám hiệu nhà trường xin miễn học phí và hỗ trợ bảo hiểm tai nạn cho Lạc; Đồng thời thông tin vào nhóm phụ huynh của lớp 7A20, vận động quyên góp hỗ trợ Lạc hơn 7 triệu đồng để em ổn định cuộc sống khi không còn bố mẹ và có thể tiếp tục học tập.

Theo chia sẻ của cô Linh, hiện Lạc và anh trai sống cùng dì ruột, song hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn. Cách đây 5 năm, chồng dì qua đời vì tai nạn, để lại dì cùng đứa con thơ. Dì làm công nhân tại một công ty may trên địa bàn thành phố Thuận An. Để sẻ chia phần nào khó khăn với Lạc và người dì, cô Linh đã phối hợp cùng thầy Tổng chỉ huy liên đội trường đăng ký học bổng từ “Quỹ Từ thiện Mái ấm Thế giới di động”. May mắn, từ tháng 10/2021 quỹ này đã hỗ trợ Lạc mỗi tháng 1,5 triệu đồng liên tiếp trong 10 tháng.

Nói về việc học tập của Lạc, cô Linh chia sẻ: “Trong thời gian học trực tuyến, xảy ra chuyện buồn như vậy nên thành tích học tập của Lạc có phần sa sút. Tuy nhiên khi trở lại học trực tiếp, được sự kèm cặp của các thầy cô giáo bộ môn và động viên giúp đỡ của bạn bè nên việc học tập của Lạc đã dần tiến bộ”.

Nhắc đến đứa cháu trai tội nghiệp mà mình đang chăm sóc, nuôi dưỡng, bà Võ Thị Thuý An thổ lộ: “Mặc dù cuộc sống của mẹ con tôi cũng chẳng khá giả gì nhưng để việc học của anh em Lạc không bị đứt đoạn, tôi quyết định nhận nuôi các cháu. May mắn thời gian qua cả hai cháu luôn có sự hỗ trợ vật chất và tinh thần của nhà trường. Đặc biệt, hàng tuần cô Linh đều gọi điện cho tôi để hỏi thăm về cuộc sống của Lạc và động viên tôi nhiều lắm. Mấy dì cháu chúng tôi đều coi cô giáo như người thân của mình”.

Theo thầy Phó Trọng Huy, Hiệu trưởng Trường THCS Tùng Thiện Vương: “Thời gian qua, bên cạnh hỗ trợ về vật chất, bao bọc của cộng đồng, nhà trường cũng xác định giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, động viên học sinh sau cú sốc mất đi người thân. Như trường hợp của em Hạ, sự gần gũi, quan tâm của cô Duyên đã giúp em ổn định tâm lý, từ đó tiếp thêm động lực vươn lên trong học tập, cũng như trong cuộc sống”.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/noi-neo-chu-cho-tre-mo-coi-1cQANYL7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/noi-neo-chu-cho-tre-mo-coi-1cQANYL7g.html
Bài liên quan
Hội LLHTN Việt Nam đồng hành cùng 650 trẻ mồ côi do đại dịch đến tròn 18 tuổi
(GDTĐ) - Hôm nay (15/10), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống của Hội.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vượt đại dịch 'neo chữ' cho trẻ mồ côi