Đội ngũ giảng viên ngoại ngữ là nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt của giáo dục đại học, là lực lượng quyết định bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trong đó, phẩm chất chính trị là yếu tố thuộc phạm trù tư tưởng, thế giới quan, thái độ, nhãn quan, niềm tin chính trị của giảng viên ngoại ngữ đối với Nhà nước, với chế độ và bản lĩnh chính trị trước những biến động và thách thức của hoàn cảnh.

Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và nghiên cứu khoa học: Giảng viên ngoại ngữ vừa có được những thành công trong lĩnh vực chuyên môn sâu tại cơ sở đào tạo (bộ môn/ khoa/ viện nghiên cứu) nhờ vào năng lực chuyên môn của mình vừa là nhà khoa học làm việc trong môi trường học thuật cao.

Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng: Đặc điểm này đặt ra cho giảng viên ngoại ngữ phải có năng lực thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ xã hội, quan hệ công chúng, năng lực quảng bá hình ảnh thương hiệu của nhà trường tới người học, phụ huynh, cộng đồng xã hội.

Năng lực phát triển hợp tác quốc tế và hội nhập: Giảng viên ngoại ngữ ở trường đại học cần phải có tầm nhìn toàn cầu, tư duy đổi mới mạnh mẽ, tham gia vào các dự án hợp tác đào tạo liên kết, nghiên cứu khoa học, các hội thảo, hội nghị khoa học, trao đổi, giao lưu, nghiên cứu khoa học…

Năng lực phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân: Giảng viên ngoại ngữ phải có khả năng định hướng, thiết lập mục tiêu, lựa chọn và tìm kiếm các cách thức, phương pháp hành động để phát triển nghề nghiệp.

Năng lực sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học: Sử dụng được các phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học ngoại ngữ. Thường xuyên cập nhật và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của người giảng viên. Giảng viên phải có khả năng diễn đạt tốt, có ngôn ngữ rõ ràng.

Năng lực giao tiếp: Năng lực này còn thể hiện ở khả năng truyền đạt, truyền cảm hứng, kết nối và ứng biến linh hoạt của giảng viên.

Năng lực đánh giá: Năng lực này đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững quy chế đào tạo, hiểu biết về các loại hình, phương pháp, kỹ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận dựa vào năng lực.

Định hướng cho giảng viên phấn đấu

Việc xác định khung lý luận cơ bản về khung năng lực giảng viên ngoại ngữ sẽ giúp các nhà quản lý, các cơ quan quản lý ở trường đại học có cơ sở khoa học để xây dựng và ban hành khung chuẩn giảng viên ngoại ngữ phù hợp. Đồng thời là cơ sở thực tiễn trong quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và định hướng phấn đấu cho giảng viên ngoại ngữ trong tương lai.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/3-yeu-to-de-tro-thanh-giao-vien-ngoai-ngu-gioi-MITTrownR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/3-yeu-to-de-tro-thanh-giao-vien-ngoai-ngu-gioi-MITTrownR.html
Bài liên quan
Bồi dưỡng nâng chất lượng cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ
Chiều 10/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông năm 2021 và triển khai hoạt động bồi dưỡng năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 yếu tố để trở thành giáo viên ngoại ngữ giỏi