Da của chúng ta sở hữu vẻ đẹp tuyệt đối ở tuổi 25, và sau 25, collagen sẽ giảm dần. Lúc này, da chùng xuống và xuất hiện các vết nhăn, đốm. Da trở nên kém đàn hồi và xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim… Vì vậy, sau 25 tuổi, bạn phải chú ý dưỡng da, dùng kem chống nắng quanh năm để tránh tác hại của tia UV. Nếu không được bảo vệ, da sẽ bị tổn thương vì tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài.
3. Nang tóc - bắt đầu lão hóa từ 28 đến 32 tuổi
Sự hư hại hoặc lão hóa của các nang tóc của con người chủ yếu là do sự lão hóa của các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh trong não. Do đó, khoảng 28 - 32 tuổi, các nang tóc bắt đầu bị tổn thương. Hoạt động liên tục của lượng hormone chuyển hóa và mức độ nội tiết trong cơ thể có thể dẫn đến sự sụt giảm quá mức melatonin và melanin trong cơ thể, dẫn đến tóc bạc. Thông thường, bạn có thể ăn thêm các sản phẩm từ đậu nành và các loại vitamin tan trong chất béo để tránh làm tổn thương các nang tóc.
4. Xương – bắt đầu lão hóa từ 35-38 tuổi
Về mặt lâm sàng, lão hóa xương và bệnh xương là do mất canxi trầm trọng. Canxi ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sức khỏe của xương. Chính vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời để đảm bảo xương khỏe mạnh. Khi cơ thể ngày một già đi, chúng ta khó có thể tập thể dục cường độ cao và nếu cố gắng quá sức sẽ gây hại cho xương.
5. Gan – bắt đầu lão hóa ở tuổi 70
Gan dường như là cơ quan duy nhất trong cơ thể con người có thể “thách thức” quá trình lão hóa bởi các tế bào gan có khả năng tái tạo rất tốt. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần gan, nó sẽ phát triển thành một lá gan đầy đủ trong vòng ba tháng. Gan của người 70 tuổi có thể được cấy ghép cho người 20 tuổi nếu người hiến không uống rượu, sử dụng ma túy hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.