Ảnh minh họa
Những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch… những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân.
Những người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40℃.
Những người bị tiểu đường khi ngâm không chú ý dễ bị bỏng. Không ít trường hợp bị bỏng, nhiễm trùng khi cho thêm những loại lá không rõ nguồn gốc vào. Nguyên nhân là vì những người bệnh đái tháo đường thường bị mất cảm giác ở bàn chân. Khi ngâm chân càng không được tự ý tăng độ nóng của nước theo cảm giác chân của mình mà cần phải có người thử nước trước hãy thực hiện.
Đối với trẻ em cũng được khuyến cáo không nên ngâm chân, bởi đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.
4 lưu ý để ngâm chân đúng cách
- Thời điểm ngâm tốt nhất là trước khi ngủ. Mọi người nên tránh ngâm chân trước và sau khi ăn khoảng 1 giờ.
- Nhiệt độ bước ngâm chân chừng 40 độ C. Ngâm nhiệt độ nước quá cao dễ khiến cho da bị tổn thương, bỏng. Trong thời gian ngâm, mọi người có thể cho thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ. Nếu thấy cơ thẻ nóng lên, đổ mồ hôi nhẹ, da chân ửng đỏ là tốt nhất. Thời gian ngâm chân khoảng 20-30 phút, không nên ngâm quá lâu.
- Sau khi ngâm chân cần kết hợp mát xa các huyệt dưới lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân giúp cho khí huyết lưu thông máu.
- Trước và sau khi ngâm chân nên uống chút nước ấm để tạo điều kiện tốt cho cơ thể được thải độc và bù nước. Sau khi ngâm, mọi người cần dùng khăn khô lau sạch chân và ủ ấm chân ngay trong những ngày lạnh giá để tránh bị lạnh.