Cha đỗ Tiến sĩ dạy con đậu Trạng nguyên danh tiếng thành Nam

Trần Hoà | 04/02/2023, 08:29
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ở Nam Định, danh tiếng Trạng nguyên Đào Sư Tích vẫn vẹn nguyên tiếng học - dù vị danh nhân đã cách xa ngày nay 600 năm có lẻ.

Cái mà trong lời thánh sách bảo hãy trình bày điều trọng yếu của hành đốc, thẩm minh, chí thành hẳn là ở đấy…”.

Hoặc: “Thần nghe, các bậc tiên Nho nói: Những điều trọng yếu trong việc tu nhân của vị nhân quân có ba điều: Nhân, Minh, Võ. Vị vả lấy cái thân của một người ở địa vị đứng trên trăm họ, há đâu chỉ có khả năng thuộc về trí lực? Cái mà được trăm họ trông cậy vào để làm kỷ cương then chốt là chỉ có sự vận dụng bản thân mà thôi…”.

Theo các sử gia, bài văn Đình đối tuyệt mỹ ấy trong kỳ thi khoa Giáp Dần năm 1374 đã giúp Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên. Đây cũng là bài văn Đình đối duy nhất của các khoa thi Đình thời Trần còn được ghi chép lại.

Nối nghiệp học vấn

Cha đỗ Tiến sĩ dạy con đậu Trạng nguyên danh tiếng thành Nam ảnh 3
Đền thờ Đào Sư Tích tại Cổ Lễ (Trực Ninh – Nam Định).

Theo nhà nghiên cứu Trần Mỹ Giống, Tiến sĩ Đào Toàn Bân vốn người làng Song Khê (Bắc Giang), hồi nhỏ đi học ở Cổ Lễ (Nam Định) rồi lấy vợ và sinh sống tại đó.

Ông đỗ Hương cống khoa Giáp Tý thời Trần, đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Dần (1362) đời Trần Dụ Tông, làm quan tới Lễ bộ Thượng thư, Tri thẩm hình viện sự. Ông là một nhà giáo nổi tiếng về phương pháp dạy học, học trò có nhiều người thành đạt.

Đào Sư Tích là con thứ của Đào Toàn Bân. Vốn có tư chất thông minh, ham học, được người cha nổi tiếng dạy dỗ, Đào Sư Tích sớm bộc lộ tài thơ phú, lực học hơn hẳn các bạn cùng lứa tuổi, năm 7 tuổi đã nổi tiếng là thần đồng.

Truyền thống khoa bảng dòng họ Đào đã ảnh hưởng tới Đào Sư Tích. Ông đi thi với quyết tâm đỗ đạt danh vị cao. Tương truyền, khi ông đi thi Đình, vừa ra đầu ngõ thì gặp một thiếu nữ. Ông xẵng giọng: “Ta đi thi mà gặp gái”.

Cô gái là người có chữ, bèn chiết tự: “Tử gặp nữ là hảo. Phen này anh đỗ Tiến sĩ”. Đào Sư Tích lại mắng: “Tiến sĩ thì thấm tháp gì”. Thiếu nữ tươi cười: “Vậy thì đỗ Trạng nguyên được chưa?”. Đào Sư Tích đáp: “Thế thì được”. Khoa ấy ông đậu Trạng nguyên thật.

Cha đỗ Tiến sĩ dạy con đậu Trạng nguyên danh tiếng thành Nam ảnh 4
Bia mộ Trạng nguyên Đào Sư Tích.

Trạng nguyên Đào Sư Tích là người tiêu biểu nhất trong truyền thống khoa bảng của họ Đào ở Cổ Lễ (Nam Định), Song Khê (Bắc Giang) và Đông Trang (Ninh Bình). Truyền thống đó được hậu duệ của ông nối tiếp không ngừng.

Đào Thục Viên đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1502) đời Lê Hiến Tông, làm đến chức Hàn lâm. Dương Bật Trạc đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến Hiến sát sứ. Bật Trạc trước họ Đào, đến đời ông mới đổi ra họ Dương.

“Điều đáng chú ý là từ Đào Toàn Bân, Đào Sư Tích đến Dương Bật Trạc đều từng là các vị quan trông coi pháp luật. Chắc chắn họ phải là những người ngoài tài năng còn phải có đạo đức trong sáng mới được giao những nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” giữ gìn phép nước”, ông Trần Mỹ Giống cho biết.

Sinh thời Đào Sư Tích nổi tiếng về văn học. Cha con ông được coi là những người khơi dòng văn học của họ Đào. Câu đối ở nhà thờ họ Đào - Phạm - Dương Cổ Lễ còn ghi rõ: “Đào tộc Song Khê khai học hải/ Dương danh Cổ Lễ khởi văn giai (Họ Đào Song Khê mở ra biển học/ Tiếng Dương Cổ Lễ xây dựng nền văn).

Sự nghiệp khoa giáp của ông còn được lưu danh muôn thuở, như câu đối ở Lăng quan Trạng: “Cổ Lễ miếu đường lưu vạn đại/Trần triều khoa giáp đệ nhất môn” (Miếu thờ Cổ Lễ còn muôn thuở/Khoa giáp triều Trần mấy kẻ hơn).

Theo cuốn gia phả họ Đào, năm 1384 khi đang làm quan ở cung Thiên Trường thì cụ Đào Toàn Bân đột ngột qua đời ở tuổi 76. Sau khi mất, thi hài được đưa về quê (Bắc Giang). Còn Đào Sư Tích vì có mâu thuẫn với Hồ Quý Ly mà bị hãm hại giáng chức.

Năm 1394, nhà Minh có nhiều yêu sách, gây khó khăn nhằm xâm chiếm nước ta, bắt cống nạp nhiều lễ vật. Vua Trần biết Đào Sư Tích là người có tài ứng xử, học nhiều hiểu rộng, biết cách bang giao liền xuống chiếu cho mời ông về triều và cử đi sứ sang nhà Minh.

Với tài năng của mình, Đào Sư Tích đã thuyết phục được vua Minh xóa bỏ được các lệ cống nạp hàng năm giữa nước Việt với nhà Minh.

Ngày 4 tháng 9 năm Bính Tý (1396), Đào Sư Tích qua đời đột ngột trong thời gian đi sứ, thọ 49 tuổi. Vua Minh cho đoàn xa kỵ hộ tống thi hài Trạng nguyên Đào Sư Tích về Đại Việt. Ông được dân làng Cổ Lễ lập đền thờ, gọi là “Đào Sư Tích từ”. Ngày nay, tại chùa Cổ Lễ vẫn còn tấm bia nói về công đức của hai cha con họ Đào.

Bài liên quan
Trạng nguyên lớn tuổi nhất lịch sử khoa bảng phong kiến
Nguyễn Xuân Chính đỗ Trạng nguyên lúc 50 tuổi - là vị Trạng nguyên lớn tuổi nhất lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cha đỗ Tiến sĩ dạy con đậu Trạng nguyên danh tiếng thành Nam