Kiểu thiên vị có tính hệ thống này của người da trắng, giới những người giàu và có mối quan hệ không hề mới khi nhắc đến những cơ sở đào tạo danh tiếng. Nó luôn là cuộc chơi có những điểm gian lận và dành ưu tiên tuyệt đối cho những người da trắng giàu có.
Đã 3 năm kể từ khi vụ bê bối tuyển sinh đại học năm 2019 diễn ra, khi mà những gia đình giàu có đã nỗ lực đưa con cái của mình vào những ngôi trường có tính kế thừa như Stanford và Yale. Những bậc phụ huynh này đã trả hàng ngàn đô la Mỹ để thuê người làm bài thi giúp con họ, hối lộ người quản lý việc kiểm tra và cả các huấn luyện viên đại học để đánh giá con của họ là những vận động viên xuất sắc. Cuối cùng, 50 người đã bị buộc tội trong vụ bê bối này, bao gồm cả những ngôi sao như Felicity Huffman và Lori Loughlin.
Tuy nhiên, việc đánh giá dựa trên số liệu của đại học Harvard cũng cho thấy họ dường như không thực sự nghĩ hành động giúp đỡ cộng đồng thiểu số là xấu - họ chỉ nghĩ rằng người da trắng giàu có nên được hưởng những đặc quyền như vậy. Và khi nhắc đến vị thế được nhiều người ngưỡng mộ của đại học Harvard, những tiết lộ xoay quanh lỗ hổng tuyển sinh của trường đã chọc thủng suy nghĩ rằng mọi sinh viên của Harvard đều xứng đáng là một phần của ngôi trường danh tiếng này.
Harvard và nhiều trường học như vậy từ lâu đã được tôn sùng như những viện đào tạo danh giá, nơi chỉ những bộ óc thiên tài và trí tuệ nhất mới có thể đặt chân đến - và nhiều người vẫn có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên thực tế rất khác. Những nơi này lại tràn ngập con cháu của những người có quyền lực - người mà sẽ không thể ở đây nếu không có mối quan hệ và tiền bạc. Đối với tôi, nó không phải điều lớn lao để khao khát.
* Tít bài do Giáo dục Thủ đô đặt lại