Báo cáo thị trường CNTT Việt Nam - Tech Hiring 2022 của TopDev cho biết dự báo từ năm 2022 - 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập trình viên/kỹ sư hằng năm. Khoảng cách này dự kiến còn cao cho đến năm 2024 khi nhu cầu lên tới 800.00 lập trình viên.
RMIT Việt Nam – bệ phóng nuôi dưỡng nhân tài đáp ứng xu thế tương lai
Đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu này, Đại học RMIT chính thức ra mắt 2 ngành học mới: Quản trị doanh nghiệp thời trang và Kỹ sư (Kỹ thuật phần mềm) tại cơ sở Hà Nội.
Đây là 2 ngành "ngách" thu hút sự quan tâm của các em học sinh có nhu cầu học rất cụ thể, do đó rất nhiều tiềm năng nhưng hiếm có trường nào đào tạo quốc tế chuyên sâu tại phía Bắc.
Việc ra mắt 2 ngành học này nằm trong định hướng chiến lược phát triển trong năm năm tới của RMIT để tăng cường định vị là đại học hàng đầu về công nghệ, thiết kế và doanh thương.
Cụ thể, tại RMIT sinh viên sẽ được tìm hiểu về thế giới thời trang rộng lớn, được đào tạo kết hợp về tính sáng tạo, thẩm mỹ của thời trang và thực tế của khía cạnh kinh doanh, quản trị doanh nghiệp thời trang.
Theo học ngành này, các bạn trẻ sẽ trở thành người có đầy đủ kiến thức trong ngành công nghiệp thời trang đương đại, bao gồm quản trị kinh doanh và quảng bá thời trang, quy trình phân phối và bán lẻ, xây dựng thương hiệu thời trang.
Trong suốt quá trình học, sinh viên sẽ liên tục được tham gia vào nhiều dự án và được thực tập tại các doanh nghiệp thời trang hàng đầu như Louis Vuitton, H&M, iBasic, Fashion Garment, Uniqlo… Các cơ sở của RMIT ở Australia hay các đối tác trên khắp thế giới như London College of Fashion (Anh), Fashion Institute of Technology (Mỹ), Amsterdam Fashion Institute (Hà Lan),… luôn chào đón sinh viên RMIT theo chương trình trao đổi.
Với ngành Kỹ sư (Kỹ thuật phần mềm), sinh viên sẽ được đào tạo bài bản trong hệ thống phòng máy và trang thiết bị chuyên dụng được đầu tư lên tới 6 tỷ đồng và cơ hội chọn lựa các chuyên ngành phụ hấp dẫn, đang được săn đón như: AI, học máy, dữ liệu lớn, an toàn thông tin, lập trình game và thực tế hỗn hợp, công nghệ đám mây và phát triển hệ thống kỹ thuật doanh nghiệp.
Đặc biệt, sinh viên ngành này sẽ sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn khi tốt nghiệp nhờ chương trình học đào sâu về chuyên môn, được công nhận bởi Hiệp hội Kỹ sư Australia. Nhờ đó, tân khoa sẽ đủ điều kiện làm việc ở vị trí kỹ sư tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Các vị trí tân khoa có thể đảm nhiệm sau khi ra trường cũng vô cùng phong phú, như kỹ sư thiết kế và phát triển hệ thống lớn và hệ thống nhúng, kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích hệ thống hay chuyên viên tư vấn CNTT.
Ngoài ra, với tấm bằng Danh dự (Honours) của ngành Kỹ sư Phần mềm, nếu tốt nghiệp loại xuất sắc (1st class honours), sinh viên có cơ hội đăng ký học thẳng chương trình Tiến sĩ và chọn hướng đi làm nghiên cứu khoa học mà không phải thông qua chương trình Thạc sỹ.