Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn một bữa nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Ngoài ra, người ta còn dùng lá vối phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả đều thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày liền. Vỏ thân cây vối cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng, ăn không tiêu, liều lượng 6 - 12g một ngày.
Những điều cần lưu ý khi uống nước lá vối
Theo các chuyên gia, mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết. Tốt nhất không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãm lấy nước uống thay trà trong ngày kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.
Trên đây là những tác dụng của lá vối. Hãy sử dụng lá vố đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.