- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Những người mà điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ.
- Ăn nhiều thịt, mỡ động vật, các thực phẩm giàu năng lượng.
- Phì đại tiền liệt tuyến cũng góp phần trong ung thư tuyến tiền liệt.
- Những người thắt ống dẫn tinh sẽ tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hơn người bình thường sau 20 năm.
Dấu hiệu lâm sàng khi mắc ung thư tuyến tiền liệt
Có thể gặp các triệu chứng tại chỗ và triệu chúng toàn thân:
Triệu chứng tại chỗ: Bí tiểu, đái máu, đau lưng… 47% bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt không có triệu chứng.
Triệu chứng toàn thân: Sút cân, đau xương hoặc gãy xương bệnh lý, đau phù chi dưới, suy thận nếu ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn hai lỗ niệu quản và các hạch sau phúc mạc.
Một số phương pháp để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng có thể phát hiện thấy tiền liệt tuyến có nhân rắn, các thuỳ không đối xứng, mật độ không đều hoặc tiền liệt tuyến rắn chắc không còn ranh giới rõ ràng với tổ chức xung quanh.
Xét nghiệm máu PSA - một loại kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến (PSA trong máu bình thường thay đổi từ 0 - 4 ng/ml). PSA tăng có giá trị gợi ý biến đổi do ung thư.
Siêu âm qua đường bụng hoặc siêu âm nội trực tràng có giá trị chẩn đoán tương đối đặc hiệu.
Một số xét nghiệm khác giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh như: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp xạ hình xương, chụp PET/CT.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Chủ yếu là phẫu thuật khi bệnh giai đoạn sớm, nếu cắt bỏ khối u rộng rãi tỷ lệ sống còn sau phẫu thuật tới trên 90%; Xạ trị giảm kích thước những trường hợp u lớn và di căn xa; Phương pháp điều trị nội tiết là một phương pháp được chọn và được sử dụng rộng rãi.
Một số phương pháp khác: Phá hủy tuyến tiền liệt bằng phương pháp đông lạnh qua đường trực tràng ít được ứng dụng ở nước ta, hóa chất bằng những thuốc mới cũng đã được thử nghiệm nhưng hiệu quả chưa rõ rệt.