ĐHQGHN gia tăng về chất lượng nghiên cứu và giảng dạy

Pv | 12/10/2022, 23:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Theo bảng xếp hạng đại học thế giới 2023 của Times Higher Education, ĐHQGHN gia tăng về chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng giảng dạy

Bảng xếp hạng THE WUR đánh giá các trường đại học trên toàn cầu dựa trên nghiên cứu những nhiệm vụ cốt lõi của một trường đại học, theo các bộ chỉ số đo lường tiêu chuẩn nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và công bằng.

Căn cứ vào cơ sở dữ liệu khoa học SCOPUS (của Nhà xuất bản Elsevier) cung cấp, các khảo sát độc lập và dữ liệu của trường đại học cung cấp, việc tính điểm và xử lý dữ liệu của THE được PricewaterhouseCoopers (PwC), một tổ chức kiểm toán độc lập, chuyên nghiệp, giám sát thực hiện.

Các tiêu chí của THE WUR 2023 vẫn được duy trì như các kỳ xếp hạng thế giới gần đây, theo 5 nhóm tiêu chí về hiệu suất gồm:

1. Giảng dạy (môi trường học tập) với trọng số tính điểm xếp hạng là 30%

2. Nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng) với trọng số 30%

3. Trích dẫn (tầm ảnh hưởng của nghiên cứu) với trọng số 30%

4. Quốc tế hóa (của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) với trọng số 7,5%

5. Thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ với trọng số 2,5%

anh-chup-man-hinh-2022-10-12-luc-22.51.55.png

Trước đó, vào tháng 6/2022, ĐHQGHN đã có lần thứ năm liên tiếp ở trong nhóm 801-1000 của bảng xếp hạng QS WUR và có sự gia tăng vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn khi có 6/51 lĩnh vực được xếp hạng (trong đó có 1 lĩnh vực mới được xếp hạng lần đầu tiên là Kỹ thuật điện và điện tử (Engineering – Electrical & Electronic) và 4/5 lĩnh vực gia tăng vị trí xếp hạng).

anh-chup-man-hinh-2022-10-12-luc-22.47.49.png
Bài liên quan
Chi tiết điểm chuẩn 8 trường thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông báo điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) đại học chính quy năm 2022 vào các ngành/nhóm ngành của 08 trường đại học thành viên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐHQGHN gia tăng về chất lượng nghiên cứu và giảng dạy