Đừng để đờm, ho, khó thở dai dẳng về đêm làm bạn thức giấc

T/h | 19/11/2022, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu bạn thức giấc vì đờm, ho, khó thở dai dẳng thì dưới đây là cách thiết thực giúp bạn chấm dứt đờm, ho, khó thở về ban đêm.

Tại sao các triệu chứng đờm, ho, khó thở dai dẳng xảy ra nhiều về ban đêm?

Đờm, ho, khó thở dai dẳng là dấu hiệu của 3 căn bệnh hô hấp mạn tính nguy hiểm như hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Đặc trưng của các bệnh là những cơn cấp diễn ra 1 cách đột  ngột nhất là về đêm và sáng sớm, nếu người bệnh và người nhà không xử trí kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: tràn khí màng phổi, suy hô hấp cấp thậm chí tử vong.  

Các nhà khoa học giải thích rằng: Khi chúng ta ngủ, đường thở của chúng ta có xu hướng bị hẹp lại, điều này có thể gây ra tình trạng tăng lực cản luồng không khí ra vào phổi gây nên khò khè. 

Đặc biệt khi nằm thẳng, vùng ngực của chúng ra tự nhiên bị xẹp xuống, điều này có thể gây áp lực lên phổi, làm cho tình trạng khó thở càng tồi tệ hơn. Chính vì vậy, những người bị các bệnh hô hấp được hướng dẫn nằm nghiêng, chứ không phải nằm thẳng. 

Đừng để đờm, ho, khó thở dai dẳng về đêm làm bạn thức giấc - 1

Về đêm nhiệt độ không khí cũng trở nên lạnh hơn, khiến phổi tăng tiết đờm nhầy, và gây nên những đợt ho, đờm để loại đờm ra khỏi phổi.

Các cơn bùng phát về đêm cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh của bạn không được kiểm soát đúng cách. Nếu tình trạng gián đoạn chỉ diễn ra trong nhiều ngày, bạn nên sớm tìm cách điều trị sớm. 

Đờm, ho, khó thở dai dẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe như nào?

Bệnh nhân bị đờm, ho, khó thở dai dẳng thường phải đối mặt với tình trạng giấc ngủ kém chất lượng, khó ngủ, thức dậy sớm, giấc ngủ gián đoạn thường xuyên, buồn ngủ ban ngày quá mức. Họ thường cho rằng đó là lý do khiến họ ngủ không đủ giấc và cảm thấy mệt mỏi kéo dài cả ngày hôm sau. Về lâu dài kéo theo các bệnh mạn tính khác như trầm cảm, lo lắng quá mức, suy nhược cơ thể là rất cao.

Vậy phải làm như nào để chấm dứt tình trạng này?

Gối đầu cao hơn khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến các cơn đờm, ho, khó thở có thể là do tư thế ngủ, đặc biệt là khi đang có đờm. Nếu ngủ ở tư thế nằm ngừa, đầu thấp thì dịch mũi sau và chất đờm nhầy sẽ dồn về khí cổ họng, kích thích gây ra những cơn ho.

Mỗi đêm ngủ, bạn nên gối cao đầu khoảng 15-20 cm để giúp đường hô hấp mở, thông thoáng, và tránh bị kích thích.

Đừng để đờm, ho, khó thở dai dẳng về đêm làm bạn thức giấc - 2

Sử dụng máy ẩm cho phòng ngủ 

Nhiệt độ và độ ẩm cũng là một trong những yếu tố kích thích đờm, ho, khó thở ban đêm. Đặc biệt với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính rất dễ nhạy cảm  với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Mùa đông thường có độ ẩm trong không khí rất cao. Có thể giảm độ ẩm bằng máy hút ẩm hoặc tạo môi trường thông thoáng tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân và phòng bạn đang ở.

Bài liên quan
Ăn gì hỗ trợ tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có giảm tiểu cầu. Vậy làm thế nào để tăng tiểu cầu, giúp giảm biến chứng của bệnh...

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng để đờm, ho, khó thở dai dẳng về đêm làm bạn thức giấc