Hà Nội đặt mục tiêu 3 năm tới nam thanh niên cao gần 1m7

07/11/2022, 08:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2025 chiều cao trung bình của nam thanh niên 18 tuổi đạt 169 cm và nữ là 158 cm. Hiện nam thanh niên Thủ đô cao trung bình 166,4 cm.

Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4785/KH-SYT về thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của ngành y tế trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2022-2030.

Tại kế hoạch này, Hà Nội đặt mục tiêu năm 2025 chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đạt 169 cm đối với nam và 158 cm đối với nữ. Tới năm 2030, con số này lần lượt đạt 170,5 cm và 159 cm.

Hà Nội đặt mục tiêu 3 năm tới, nam thanh niên có chiều cao gần 1,7 m - 1

Nhiều gia đình đã cho con tham gia các khoá học bóng rổ để phát triển thể lực và chiều cao

UBND TP Hà Nội cho biết hiện chiều cao của thanh niên 17 tuổi ở thành phố có sự thay đổi trong 5 năm qua. Năm 2016, chiều cao trung bình của thanh niên Hà Nội là 166,4 cm (với nam) và 157,2cm (với nữ). Đến năm 2021, con số này tăng lần lượt lên 168,8 cm và 157,4 cm.

Trước đó, báo cáo của Bộ Y tế cho biết chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng nhanh trong 10 năm qua (2010-2020). Năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm (tăng 3,7 cm so với năm 2010), còn nữ là 155,6 cm (tăng 1,4 cm). Chiều cao trung bình của người Việt Nam đang đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao không hoàn toàn do gene, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giới tính, dinh dưỡng, môi trường (bệnh tật), tâm lý, vận động thể lực, giấc ngủ.

Trong đó, yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao và yếu tố này không thể thay đổi được. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất để quyết định chiều cao, chiếm khoảng 32%. Tiếp đến là rèn luyện thể lực quyết định 22%. Còn lại là các yếu tố môi trường sống như: Giấc ngủ, không khí, trạng thái cảm xúc...

Để nâng tỉ lệ chiều cao của thanh niên Việt, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần nâng cao hơn nữa hiểu biết về tầm quan trọng của 1.000 ngày đầu đời (từ lúc có thai và kéo dài cho đến khi trẻ được 2 tuổi) và việc bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Hà Nội đặt mục tiêu 3 năm tới, nam thanh niên có chiều cao gần 1,7 m - 2

Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho người trưởng thành Việt Nam

"Có 2 giai đoạn tăng trưởng chiều cao quan trọng nhất cho trẻ, đó là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời của trẻ và giai đoạn tuổi dậy thì. Trong đó, trẻ phát triển chiều cao tốt nhất ở 10-16 tuổi (nữ) và 12-18 tuổi (nam). Đây được xem là "giai đoạn vàng" cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tăng 8 - 12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi. Điều này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập..." - chuyên gia Viện Dinh dưỡng khuyến cáo.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng trong 1.000 ngày vàng này, trẻ được nuôi dưỡng đúng cách sẽ có hệ miễn dịch tốt và phát huy hết tiềm năng về thể chất và trí tuệ trong tương lai. Ngược lại, trong thời gian này trẻ không được nuôi dưỡng đúng cách sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ.

Bài liên quan
Dinh dưỡng học đường: Cho trẻ khởi đầu vững chắc
Bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn học đường luôn được các trường quan tâm, chú trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội đặt mục tiêu 3 năm tới nam thanh niên cao gần 1m7