Kinh nghiệm của thủ khoa khi vào phòng thi

Tùng Bách | 04/07/2022, 13:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc đã chia sẻ bí quyết giúp các sĩ tử bình tĩnh, tự tin và làm bài tốt hơn.

Cũng theo thủ khoa này, trước khi bước vào làm bài thi các bạn hãy hít thở thật sâu, trò chuyện với giám thị và bạn cùng phòng thi để luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái nhất. Khi gặp bài khó đừng hoảng, bởi khó thì khó chung, không riêng bản thân mình. Hãy cố gắng hoàn thành những câu dễ trước, tối ưu điểm số hết khả năng mình.

“Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một kỳ thi hết sức quan trọng nhưng đừng quá áp lực hay đặt nặng mục tiêu nguyện vọng 1. Kết thúc mỗi phần thi, nhớ rằng đừng kiểm tra đáp án trên mạng, điều đó sẽ làm ảnh hưởng tâm lý đến môn thi sau, hãy chờ đáp án chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, Nguyễn Kiều Vi đưa ra lời khuyên.

Đừng nhớ thứ này quên thứ kia

Lê Thị Nguyệt, thủ khoa kép Trường ĐH KHXH&NV, khuyên rằng, những ngày sát kỳ thi, không quan trọng bạn học được bao nhiêu mà hãy đảm bảo chất lượng mỗi giờ học. Bạn hãy ôn lại một lượt các kiến thức cơ bản, rà soát lỗ hổng, nếu không ổn phần nào thì bổ sung ngay. Đừng quá phụ thuộc vào các thuật toán tính nhanh khi chưa chắc kiến thức.

Với câu hỏi khó, việc giải được hay không tùy thuộc lực học của học sinh. Nguyệt cho rằng, những người làm nhiều đề, nắm chắc kiến thức sẽ chinh phục được câu hỏi khó để lấy điểm 10. Nhưng nếu học lực khá, hãy tận dụng những câu hỏi sở trường, tránh để sai sót chủ quan ở chính những câu dễ mà để rơi mất điểm. Quan trọng nhất trong phòng thi là “Mình học đến đâu, làm bài đến đó”.

Cũng theo thủ khoa này, ngoài tâm lý trong phòng thi và các bí quyết làm bài đạt điểm cao, thí sinh cần lưu ý cả những yếu tố ngoại cảnh. Đừng để đến ngày thi, bạn mới chợt nhận ra rằng bạn không nhớ đường đến địa điểm thi hoặc những vật dụng được phép mang vào phòng thi. Vì thế, hãy kiểm tra tất cả các quy định và lập kế hoạch lộ trình đến địa điểm thi, tính xem bạn sẽ di chuyển mất bao lâu để chắc chắn rằng bạn sẽ đến đúng giờ. “Hãy nhớ đặt báo thức, ăn sáng đầy đủ. Đừng bước vào phòng thi với chiếc bụng đói”, Nguyệt nói.

Cô gái này lý giải, nếu không có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ có thể rơi vào tình trạng “nhớ thứ này, quên thứ kia”. Từ đó dẫn tới việc bối rối hoặc đến địa điểm thi gấp gáp, cũng ảnh hưởng tới tâm lý làm bài của bạn.

Bên cạnh đó, nhiều thí sinh thường không đặt nặng việc có mặt vào ngày làm thủ tục dự thi vì tin rằng mình đã biết hết các quy định cũng như thân thuộc với địa điểm thi. Tuy nhiên, lời khuyên của nhiều thủ khoa là buổi làm thủ tục thi có vai trò quan trọng để bạn an tâm hơn. Đó là cơ hội để bạn ngồi vào phòng thi và quen dần với không khí thi cử.

Ngoài ra, tâm lý chung của nhiều thí sinh là sợ giám thị. Có em còn căng thẳng lo lắng khi quan sát các giám thị làm việc. “Hãy nhớ rằng, các giám thị không phải là “kẻ thù bên kia chiến tuyến” mà hãy nhìn nhận họ như những người hỗ trợ bạn và giúp kỳ thi diễn ra nghiêm túc và an toàn hơn. Đừng quá sợ hãi các giám thị rồi mất tập trung. Việc cần làm lúc này là dồn hết trí não và tinh thần vào bài thi sắp tới”, thủ khoa kép Trường ĐH KHXH&NV nhấn mạnh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/kinh-nghiem-cua-thu-khoa-khi-vao-phong-thi-post599256.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/kinh-nghiem-cua-thu-khoa-khi-vao-phong-thi-post599256.html
Bài liên quan
Giáo dục lòng yêu nước từ sáng kiến, kinh nghiệm
GD&TĐ - Đối với các thầy cô giáo, niềm hạnh phúc của nghề dạy học đơn giản chỉ là mỗi ngày đến lớp, thấy học trò không bị ướt mưa; sau mỗi tháng, mỗi kỳ không nhận tin em nào bỏ học…

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh nghiệm của thủ khoa khi vào phòng thi